Nhắc tới xà bông (xà phòng), hẳn là mọi người sẽ nghĩ ngay đến những bánh xà bông thường được dùng để tắm và rửa tay. Hôm nay nhà Natonic sẽ kể cho các bạn nghe những câu chuyện về xà bông mà chưa chắc bạn đã biết đâu nhé!
Vì sao gọi xà bông là… xà bông?
Từ cách đây hơn 5000 năm, ở dãy núi Sapo xứ Babylon, người La Mã cổ đại đã tình cờ tìm ra cách làm xà bông qua việc thiêu động vật để tế thần linh. Mỡ của những con vật bị tế lễ lẫn với tro tàn, vốn có chứa chất kiềm tự nhiên, theo nước mưa trôi xuống dòng sông Tiber. Người dân sống ở vùng hạ lưu sông đã phát hiện ra hỗn hợp trông như đất sét này rất thích hợp để giặt sạch quần áo. Tên gọi của xà bông, “soap” trong tiếng Anh, hay “savon” trong tiếng Pháp, chính là được đặt dựa theo tên của dãy núi Sapo. Tiếng Việt gọi sản phẩm này là “xà bông”, là phiên âm từ chữ “savon” trong tiếng Pháp.
Các nhà khảo cổ học Ai Cập đã tìm thấy trên giấy cói Ebers (Ebers Papyrus), một tài liệu y khoa từ khoảng 1500 năm trước Công nguyên, mô tả việc kết hợp dầu động vật hoặc dầu thực vật với muối kiềm để tạo thành một chất liệu giống như xà bông, được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da, cũng như để tắm rửa.
Không phải xà bông nào cũng là…xà bông!
Để có được xà bông, người ta phải tạo ra phản ứng xà phòng hóa. Đó là khi các acid béo (trong dầu/bơ thực vật, mỡ động vật) kết hợp với dung dịch kiềm (hay còn gọi là xút) là NaOH hoặc KOH, tạo thành muối kiềm và glycerin. Muối kiềm trong phản ứng này chính là xà bông, và quá trình tạo ra xà bông được gọi là xà phòng hóa (saponification).
Trong hai cuộc Chiến tranh Thế giới, đã xảy ra thiếu hụt dầu mỡ động thực vật được sử dụng để sản xuất xà bông. Vì vậy, các nhà hóa học đã phải sử dụng các nguyên liệu thô khác và nén lại thành dạng bánh để thuận tiện đáp ứng nhu cầu của chiến tranh, ví dụ như sodium laureth sulfate (SLS), sodium dodecylbenzonesulfonate... Đây là những gì ngày nay chúng ta hay gọi là "chất tẩy rửa". Vì vậy, bạn hãy phân biệt sản phẩm xà bông tự nhiên (soap-based products) và sản phẩm xà bông làm từ chất tẩy rửa (detergent-based products) nhé!
Xà bông truyền thống và xà bông công nghiệp
Các sản phẩm xà bông dạng bánh sử dụng NaOH – sodium hydroxide, còn các sản phẩm xà bông dạng lỏng sử dụng KOH – potassium hydroxide. Kết thúc quá trình phản ứng xà phòng hóa, NaOH/KOH sẽ biến đổi hoàn toàn và tạo ra sản phẩm là glycerin và muối kiềm. Trong khi muối kiềm đóng vai trò là chất làm sạch thì glycerin là một chất dưỡng ẩm tự nhiên rất tốt cho da, vì nó có khả năng hút ẩm từ không khí. Trong quy trình sản xuất xà bông theo phương pháp nguội truyền thống, glycerin được giữ lại trọn vẹn, nhờ vậy bánh xà bông truyền thống có khả năng dưỡng ẩm rất cao. Tuy nhiên nó rất dễ hút ẩm và đọng lại thành những “giọt mồ hôi” li ti trên bề mặt, nên xà bông thiên nhiên mềm hơn xà bông công nghiệp.
Các nhà sản xuất xà bông công nghiệp thường tách riêng glycerin để đưa vào các loại mỹ phẩm đắt tiền hơn, như sữa tắm, kem dưỡng da, serum v.v…Vì vậy ở quy mô công nghiệp thì xà bông là một sản phẩm đại chúng, giá rẻ và chỉ có mục đích làm sạch mà không có được chức năng dưỡng ẩm thần thánh của glycerin, nên thường cũng chỉ dùng để rửa tay chứ ít khi dùng để tắm.
Kỳ sau, nhà Natonic sẽ kể thêm những câu chuyện khác về xà bông nữa, các bạn chú ý theo dõi đón đọc nhé.
TO BE CONTINUED
#natonicvietnam #healthcare #healthylife #healthylifestyle #healthiswealth #naturallybeautiful #scientificbodycare
Nguồn: