LÝ GIẢI VỊ TRÍ NỔI MỤN KHI MANG THAI. HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ AN TOÀN

LÝ GIẢI VỊ TRÍ NỔI MỤN KHI MANG THAI. HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ AN TOÀN

Giai đoạn mang thai là khoảng thời gian đáng nhớ nhất của mỗi người mẹ. Tuy nhiên, khi trải qua thời kỳ hạnh phúc này, mẹ bầu cũng phải đánh đổi sắc vóc của mình. Phổ biến nhất là tình trạng nổi mụn khi mang thai.


Natonic sẽ giải đáp thắc mắc “Mang thai có mọc mụn không? Điều trị như thế nào để an toàn cho thai nhi?” ngay trong bài viết sau đây nhé.


Nếu thấy mặt nổi mụn có phải dấu hiệu mang thai không?

Mẹ bầu dễ bị gia tăng nội tiết tố Androgen, dẫn đến nổi mụn khi mang thai. Sự rối loạn hormone này khiến da tiết nhiều dầu hơn bình thường, làm bí bách lỗ chân lông. 

Với thắc mắc “Mặt nổi mụn có phải dấu hiệu mang thai?” thì đáp án là không hẳn. Mặc dù trên thực tế, mang thai có thể gây nổi mụn trứng cá nhưng vẫn còn có nhiều dấu hiệu khác. Chẳng hạn như ốm nghén, không thấy kinh nguyệt, cơ thể thường xuyên mệt mỏi…

 

Lý giải các vị trí nổi mụn khi mang thai và hướng dẫn điều trị


Mang thai có lên mụn không, có phải tình trạng thường gặp không


Nổi mụn khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Để biết được “Nổi mụn khi mang thai có nguy hiểm hay không?”, các mẹ cần hiểu rõ tình trạng bệnh và nguyên nhân.
  • Vị trí bà bầu mọc mụn không đáng lo: Những vị trí nổi mụn như ở lưng, bụng, mặt, chân mày… đều bình thường. Các vết mụn này chỉ gây mất tự tin chứ không ảnh hưởng đến thai nhi. Các mẹ bầu có thể thăm khám bác sĩ da liễu để có giải pháp giảm mụn an toàn.
  • Vị trí mẹ bầu mọc mụn không nên chủ quan: Nếu thấy vùng kín bị nổi mụn viêm thì có thể là dấu hiệu của bệnh xã hội đấy nhé. Mẹ bầu cần đi khám để tránh bệnh nghiêm trọng hơn, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh.

 

Lý giải các vị trí nổi mụn khi mang thai và hướng dẫn điều trị


Mang thai có mọc mụn không, có nguy hiểm cho thai nhi không


Giải mã các vị trí nổi mụn khi mang thai

Mỗi một vị trí mọc mụn đều ẩn chứa nguyên nhân và cảnh báo dấu hiệu bệnh khác nhau. Dưới đây là một số vị trí nổi mụn khi mang thai thường gặp mà các mẹ có thể lưu ý nhé.


Bà bầu nổi mụn ở bụng và lưng

Nổi mụn khi mang thai ở bụng và lưng là tình trạng bình thường nên không cần quá lo lắng. Thông thường, mụn lưng và bụng ở mẹ bầu do một số nguyên nhân sau:
  • Ăn uống nhiều đồ cay nóng và dầu mỡ, khiến bà bầu bị nóng trong người và lên mụn.
  • Sự thay đổi hormone trong giai đoạn mang thai, dẫn đến nổi mụn gây ngứa ngáy.
  • Bồi bổ quá mức khiến cơ thể không hấp thụ được hết. Từ đó kích thích tiết bã nhờn nhiều hơn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông ở mẹ bầu.
  • Tâm trạng bất ổn, mất ngủ thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân nổi mụn khi mang thai. Đó là chưa kể, mẹ bầu không ngủ được nhiều ngày liền còn có thể bị trầm cảm.

Nhìn chung, bà bầu nổi mụn ở bụng và lưng chủ yếu vẫn là vì thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Để giảm mụn tại vị trí bụng và lưng, mẹ bầu hãy chú ý 5 thói quen sau:
  • Không chà xát mạnh hoặc nặn mụn: Vì đây là hành động gây nguy hiểm cho cả bà bầu và thai nhi vì có thể gây nhiễm trùng.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thay quần áo thường xuyên: Bởi lẽ nhiệt độ cơ thể mẹ bầu cao hơn người bình thường, đồng nghĩa với việc đổ mồ hôi nhiều hơn.
  • Tránh dùng sản phẩm chăm sóc da có khả năng gây kích ứng: Khuyến cáo chọn dòng dán nhãn “non-comedogenic” hoặc các sản phẩm nguồn gốc thuần thiên nhiên
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học: Chẳng như tập yoga cho bà bầu nhẹ nhàng để “hạn chế” thời gian lo lắng những chuyện không đâu. Đồng thời, hãy luyện tập thói quen ngủ sớm để tốt cho thai nhi nhé.
  • Mẹ bầu từ bỏ ngay các món ăn nhiều dầu mỡ và cay nóng.

 

Lý giải các vị trí nổi mụn khi mang thai và hướng dẫn điều trị


Nổi mụn ở bụng khi mang thai do nguyên nhân gì và điều trị ra sao


Nổi mụn lưng khi mang thai


Mẹ bầu nổi mụn lưng khi mang thai cũng không quá hiếm gặp và thường khỏi hẳn sau sinh. Bên cạnh yếu tố nội tiết thay đổi, tình trạng nổi mụn lưng còn do các nguyên nhân sau:
  • Dùng sữa tắm, bánh xà bông có chất tẩy rửa mạnh dễ khiến da mẹ bầu kích ứng.
  • Chất liệu vải dày, khó thoát mồ hôi trong khi nhiệt độ cơ thể bà bầu cao hơn bình thường, tạo nên tình trạng bí bách lỗ chân lông.
  • Lưng mẹ bầu lấm tấm mụn do dị ứng với nước xả vải, bột giặt. Đừng quên rằng da phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường sẽ nhạy cảm hơn nhé.

Nếu nổi mụn lưng khi mang thai do 1 trong những nguyên nhân trên, mẹ bầu hãy xử lý với 3 cách sau:
  • Ưu tiên chọn sữa tắm, mỹ phẩm “clean beauty, tức là không chứa hóa chất gây dị ứng. Natonic gợi ý tới các mẹ bầu Sữa tắm Olive Oải Hương làm sạch dịu nhẹ, ngừa mụn hiệu quả. 
  • Nước xả vải, nước giặt tốt nhất nên chọn loại không có nhiều hương liệu. Để lành tính cho da bà bầu, hãy sử dụng các dòng sản phẩm giặt đồ dùng được cho trẻ sơ sinh.
  • Mẹ bầu không muốn cơ thể đẫm mồ hôi do nóng thì chất liệu vải lanh, vải cotton thoáng mát sẽ là lựa chọn lý tưởng.

 

Lý giải các vị trí nổi mụn khi mang thai và hướng dẫn điều trị


Nguyên nhân nổi mụn khi mang thai ở lưng và giải pháp


Mẹ bầu nổi mụn ở mặt

Nổi mụn khi mang thai ở mặt không phải là dấu hiệu của bệnh lý nên các mẹ đừng quá lo lắng nhé. Hãy cùng Natonic khám phá nguyên nhân mẹ bầu nổi mụn ở mặt ngay sau đây nhé.
  • Làn da mẹ bầu mẫn cảm dễ bị kích ứng khi sử dụng dầu gội, mỹ phẩm không phù hợp. 
  • Nổi mụn ở mặt cũng là một trong những biểu hiện tình trạng bà bầu thiếu ngủ, căng thẳng. 
  • Chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, cay nóng khiến lá gan hoạt động quá tải, gây nổi mụn ở mặt.
  • Biểu hiện của việc bà bầu tiêu thụ quá lượng đường cho phép. Các mẹ cần lưu ý vì nếu vượt mức quá nhiều thì không chỉ bị mụn mà còn có khả năng gây tiểu đường thai kỳ.

Tuy nhiên, bất kể là nguyên nhân nào, mẹ bầu vẫn có thể an tâm giảm mụn ở mặt với 4 cách sau:
  • Sử dụng các loại dầu gội, mỹ phẩm, sữa rửa mặt không chứa cồn hoặc các chất gây dị ứng. Chị em có thể bắt đầu trải nghiệm sản phẩm thiên nhiên lành tính với Dầu gội Bồ kết Tơ Tằm Natonic.
  • Điều chỉnh giờ giấc sinh học hợp lý hơn, bà bầu tốt nhất nên đi ngủ trước 23h để em bé cũng được nghỉ ngơi nhé.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bằng việc loại bỏ các loại thực phẩm dầu mỡ, cay nóng và giảm đường nếu cần thiết.
  • Luyện tập thói quen uống 1.6 lít nước mỗi ngày vì cơ thể mẹ bầu rất dễ mất nước.

 

Lý giải các vị trí nổi mụn khi mang thai và hướng dẫn điều trị


Nổi mụn khi mang thai ở mặt và cách ngừa mụn hiệu quả


Bụng bầu bị nổi mẩn đỏ

Tình trạng nổi mẩn đỏ ở bụng bà bầu thường xuất hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ. Các vết mẩn đỏ này có thể gây ngứa ngáy vô cùng khó chịu cho các mẹ bầu. 

Đối với thắc mắc “Bà bầu ngứa bụng có được gãi không?”, đáp án là được nhưng tốt nhất vẫn nên hạn chế để tránh gây trầy xước da. Sau đây là 3 nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa ngáy ở bụng bầu.
  • Thai nhi lớn dần ở 3 tháng cuối thai kỳ khiến da bụng của mẹ bị kéo căng ra. Tình trạng này làm da trở nên khô ráp và khi thời tiết hanh khô, các vết mẩn đỏ lại càng nhiều hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, cụ thể là do mẹ bầu tiếp nhận thực phẩm cay nóng.
  • Hệ miễn dịch của mẹ phản ứng lại với các tế bào từ thai nhi. Vì vẫn có trường hợp tế bào thai vượt qua hàng rào nhau thai và thâm nhập vào hệ tuần hoàn của cơ thể mẹ bầu. Từ đó, phản ứng dị ứng được tạo thành và biểu hiện ra bên ngoài bằng các nốt mụn mẩn đỏ ở bụng.

Nếu muốn giảm ngứa do nổi mẩn đỏ ở bụng, các mẹ có thể tham khảo 3 cách sau:
  • Tắm bằng xà bông thảo mộc chứa chất chống oxy hóa: Bà bầu hãy ưu tiên chọn loại bánh xà bông thiên nhiên để không lo kích ứng. Natonic gợi ý Xà bông Lá Neem Tía Tô có thành phần bơ Shea, dầu olive, dầu dừa cấp ẩm tự nhiên, kháng khuẩn cho da mẹ bầu hiệu quả.
  • Chườm lạnh giảm ngứa: Các mẹ có thể dùng khăn mỏng bọc nước đá và chườm lên vùng bụng bị nổi mụn. Sau đó, đợi trong khoảng 15 - 20 phút để giảm ngứa do nổi mẩn đỏ.
  • Thoa kem dưỡng ẩm để cải thiện da khô: Như đã đề cập ở trên, da bụng ở cuối thai kỳ dễ mất đi độ ẩm tự nhiên do bị căng da. Để dưỡng ẩm nhưng vẫn an toàn cho thai nhi, hãy tránh thoa loại kem chứa retinol, axit salicylic, axit tropic, retinyl – palmitate.

 

Lý giải các vị trí nổi mụn khi mang thai và hướng dẫn điều trị


Nổi mụn khi mang thai ở bụng và bị ngứa có nguy hiểm không


Có bầu nổi mụn khắp người

Tình trạng có bầu nổi mụn khắp người là tổng hợp của tất cả vị trí trên. Trên thực tế, hơn một nửa bà bầu là bị nổi mụn nhiều chỗ, tùy thuộc vào hệ miễn dịch và cơ địa da. 

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nổi mụn khi mang thai là chuyện bình thường. Và tình trạng này chỉ gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi nếu vị trí đó là vùng kín.

 

Lý giải các vị trí nổi mụn khi mang thai và hướng dẫn điều trị


Có bầu nổi mụn khắp người là bệnh gì, có ảnh hưởng đến thai nhi không


Giảm nổi mụn khi mang thai - giải pháp dùng thuốc điều trị

Với cách điều trị mụn bằng thuốc, mẹ bầu cần đặc biệt cẩn thận nếu không sẽ gây dị tật bẩm sinh. Các chuyên gia về sức khỏe thai nhi khuyến cáo chỉ nên dùng thuốc chứa clindamycin (Clindagel, Cleocin T) hoặc erythromycin (Erygel).

Cho dù vậy, an toàn nhất cho mẹ bầu vẫn là thăm khám bác sĩ da liễu để được kê đơn thuốc. Các mẹ tuyệt đối không tùy ý uống, bôi thuốc trị mụn nếu không thực sự hiểu về thành phần của thuốc.

 

Lý giải các vị trí nổi mụn khi mang thai và hướng dẫn điều trị


Nổi mụn khi mang thai dùng thuốc gì thì an toàn


Giảm nổi mụn khi mang thai - giải pháp tại nhà an toàn

Bên cạnh phương pháp dùng thuốc điều trị mụn, mẹ bầu có thể cân nhắc cách ngừa mụn tại nhà. Cách này không quá phức tạp, chủ yếu liên quan đến việc thay đổi thói quen sống lành mạnh.

➤ Bảo vệ da đúng cách
Da mẹ bầu thường sẽ nhạy cảm hơn bình thường do hệ miễn dịch suy yếu. Do đó, hãy chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ như Cetaphil, Cerave… Đồng thời, mẹ bầu cũng cần chú ý thoa kem chống nắng, đội mũ rộng vành khi ra ngoài trời nắng.

➤ Chăm sóc cơ thể sạch sẽ 
Cơ thể mẹ bầu thường xuyên đổ mồ hôi nên cần vệ sinh sạch sẽ để tránh viêm nhiễm, nổi mụn. Tuy nhiên, các mẹ lại lo lắng không biết chọn xà bông tắm nào lành tính, không chứa chất tẩy rửa mạnh.

Hãy yên tâm nhé, vì Natonic có Xà bông Nghệ Vàng Hoa Cúc hoàn toàn từ thiên nhiên. Đặc biệt, sản phẩm còn chứa chất chống oxy hóa và dưỡng chất tự nhiên, giúp giảm mụn, ngừa thâm và dưỡng da mềm mướt.

➤ Thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh
Nổi mụn khi mang thai có thể được giải quyết bằng việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt và thực đơn hàng ngày. 

Trước tiên, mẹ bầu cần chú ý uống đủ 1.6 lít nước/ ngày, bỏ hết các món cay nóng, tránh đường tinh chế… Thay vào đó, thực đơn bổ sung rau xanh, trái cây tươi, nước ép sẽ tốt hơn cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. 

Cuối cùng, các mẹ hãy chú ý thời gian nghỉ ngơi nhé, tốt nhất là nên ngủ trước 11h đêm.

 

Lý giải các vị trí nổi mụn khi mang thai và hướng dẫn điều trị


Cách giảm tình trạng nổi mụn khi mang thai dễ dàng tại nhà


Xà bông Cám Gạo Than Tre Natonic chăm da mẹ bầu bị viêm nang lông

Tình trạng da mẹ bầu dễ bị viêm nhiễm lỗ chân lông do mồ hôi bí bách thì sẽ phù hợp với Xà bông Cám Gạo Than Tre. Natonic chọn lọc tinh hoa từ thiên nhiên cho tác dụng giảm mụn, thải độc da lành tính.
  • Bơ shea vàng: dồi dào vitamin A, E, F và acid béo oleic, linoleic; mang tới khả năng dưỡng ẩm, đặc biệt là vùng bụng bị căng da.
  • Dầu olive: chứa hàm lượng acid béo oleic và palmitic chiếm đến 83%, từ đó giúp da căng mịn, mềm ẩm cả ngày dài.
  • Dầu thầu dầu kết hợp dầu dừa: tạo bọt mịn tự nhiên cho bánh xà bông; chứa chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, giảm mụn hiệu quả.
  • Than tre: sở hữu cấu trúc rỗng và độ xốp cao, khả năng hấp thụ tốt tạp chất và bụi bẩn; mang tới khả năng thải độc da, cải thiện viêm nang lông.
  • Bột cám gạo: chứa nhiều dưỡng chất như glucid, protein, lipid, vitamin B, E; giúp giảm tình trạng nổi mụn khi mang thai, tạo độ mềm ẩm tự nhiên cho da.

 

Lý giải các vị trí nổi mụn khi mang thai và hướng dẫn điều trị


Xà bông Cám Gạo Than Tre Natonic giảm mụn hiệu quả cho bà bầu


Bài viết vừa giải đáp về nguyên nhân cho mỗi vị trí nổi mụn khi mang thai. Đồng thời, chúng mình cũng chia sẻ các giải pháp trị mụn an toàn cho mẹ bầu như dùng thuốc hoặc tự làm tại nhà. Trong đó, tắm bằng Xà bông thảo mộc Natonic cũng đáng để thêm vào checklist đấy nhé.
← Bài trước Bài sau →