VỢ BỊ NẤM CANDIDA CHỒNG CÓ BỊ LÂY KHÔNG? BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

VỢ BỊ NẤM CANDIDA CHỒNG CÓ BỊ LÂY KHÔNG? BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

Nấm âm đạo Candida là bệnh phụ khoa phổ biến ở phụ nữ với tỷ lệ mắc tới 75%. Các chị em sẽ cảm nhận rõ sự khó chịu với tình trạng ngứa rát, mùi hôi khó chịu ở âm đạo. 

Vợ chồng quan hệ khi bị nấm Candida có lây không? Đây là vấn đề khiến nhiều chị em lo lắng khi muốn “yêu” nhưng lại bị viêm nhiễm âm đạo. Natonic sẽ giải đáp về khả năng lây nhiễm nấm Candida và các biện pháp phòng ngừa.

Vợ chồng bị nấm Candida có lây không?

Vấn đề “vợ bị nấm Candida có lây cho chồng không” được nhiều chị em quan tâm trước giờ “yêu”. Căn bệnh phụ khoa này khá phổ biến nên các nàng không cần phải ngại ngùng. Và sự lo lắng này cũng không thừa khi thực tế nấm Candida dễ lây lan. 

Khi bạn nữ/ vợ bị nấm âm đạo và có phát sinh quan hệ, bạn nam/chồng sẽ bị nhiễm theo. Ở nam giới, triệu chứng nhiễm nấm Candida thường là viêm bao quy đầu, viêm bộ phận sinh dục nam… 

 

Vợ bị nấm Candida chồng có bị lây không? Cách phòng tránh

Vợ bị nấm âm đạo Candida thì chồng có bị lây không?

 

Các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị nếu bị nấm âm đạo thì nên tránh quan hệ tình dục, kể cả có dùng bao cao su. Vì sự ma sát có thể khiến cho vùng nấm viêm nhiễm bị lở loét và lây lan rộng hơn. Đồng thời còn tăng nguy cơ mắc bệnh viêm cổ tử cung, ống dẫn trứng ở nữ giới. 

Các nàng bị nấm âm đạo không cần phải quá lo sợ nhé, vì đây là bệnh phụ khoa dễ điều trị. Tuy nhiên, nấm Candida lại rất “dai dẳng”, nếu không được điều trị dứt điểm thì rất dễ tái phát. Để ngăn chúng quay trở lại và ảnh hưởng đến “chuyện yêu”, hãy tuân thủ và kiêng cữ theo đúng chỉ định bác sĩ nhé!

Khả năng bị nhiễm nấm Candida ở đàn ông và phụ nữ?

Tỷ lệ nhiễm nấm Candida ở nữ cao hơn nam, thường xuất hiện trong độ tuổi hoạt động tình dục. Cụ thể, có tới 3/4 (tương đương 75%) phụ nữ đã từng bị nấm âm đạo. Đồng nghĩa với việc chị em có khả năng nhiễm phải ít nhất 1 lần trong đời và có thể tái phát nhiều lần.

 

Vợ bị nấm Candida chồng có bị lây không? Cách phòng tránh

Nấm Candida có lây không và tỷ lệ mắc phải ở nam, nữ

 

Còn đối với nam giới, tỷ lệ lây nhiễm nấm Candida thấp nên không được xếp vào các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Dù vậy, cánh đàn ông cũng không nên chủ quan. Vì chàng vẫn có thể “gặp” chúng qua đồ dùng sinh hoạt chung, hoặc quan hệ với bạn nữ nhiễm nấm Candida. 

Thông tin cần biết về viêm nhiễm nấm Candida

Vậy làm thế nào để biết mình đã bị nhiễm nấm âm đạo Candida? Hãy cùng Natonic tìm hiểu về căn bệnh phụ khoa này, cũng như các dấu hiệu và đường lây truyền.

Nấm âm đạo Candida ở phụ nữ là gì?

Âm đạo ở trạng thái khỏe mạnh sẽ cân bằng môi trường tự nhiên của vi khuẩn và nấm men. Trong đó có chủng lợi khuẩn Lactobacillus được duy trì bởi hormone estrogen. Khi độ pH trong âm hộ bị phá vỡ, vi khuẩn nấm Candida sẽ chiếm ưu thế và gây nên tình trạng viêm nhiễm.

 

Vợ bị nấm Candida chồng có bị lây không? Cách phòng tránh

Giải đáp nấm âm đạo Candida ở phụ nữ là gì

 

Nói dễ hiểu, tình trạng nấm âm đạo Candida là do vi khuẩn Candida albicans sinh sôi mạnh mẽ. Sự phát triển quá mức này sẽ dẫn đến các triệu chứng viêm âm đạo khó chịu. Thường gặp là khí hư tiết ra nhiều, có cảm giác ngứa, buốt rát khi đi tiểu, thậm chí chảy máu nhẹ ngoài chu kỳ kinh nguyệt.

➤➤Xem thêm: Có nên dùng dung dịch vệ sinh khi đến tháng? Cách vệ sinh vùng kín

Dấu hiệu bị nhiễm nấm Candida ở vùng kín

Các chị em nếu muốn biết mình có bị nấm âm đạo hay không thì hãy xem 3 biểu hiện sau:

  • Triệu chứng rõ nhất của nấm Candida là vùng kín có nhiều huyết trắng loãng hoặc đục như váng sữa. Đi kèm với đó là cảm giác ngứa ngáy, buốt rát ở âm đạo khi đi tiểu, thậm chí có mùi hôi.

  • Triệu chứng của nấm Candida cũng có thể xuất hiện ở miệng. Nổi bật như đau họng, lưỡi có lớp phủ màu trắng, lở loét, nổi mụn nước và hơi thở hôi.

  • Biểu hiện bệnh nấm âm đạo ở đường tiêu hoá là đau bụng, ợ nóng, viêm loét dạ dày và ngứa hậu môn.

 

Vợ bị nấm Candida chồng có bị lây không? Cách phòng tránh

Biểu hiện nhiễm nấm Candida ở âm đạo, miệng, đường tiêu hoá

 

Bệnh nấm Candida dễ lây truyền theo nhiều đường khác nhau như quan hệ, dụng cụ tình dục với người có bệnh. Hoặc đơn giản là lây qua việc dùng chung đồ sinh hoạt như khăn tắm, quần lót… 

Nấm Candida lây qua đường nào?

Nấm âm đạo là bệnh lý phổ biến, có tới 3/4 (khoảng 75%) phụ nữ mắc phải ít nhất 1 lần. Nấm Candida có khả năng xuất hiện khoảng 39% ở vùng kín, 35% ở ruột, 30% ở miệng, 17% ở phế quản.

Phần bên trên đã giải thích thắc mắc nấm Candida có lây không, nhưng chúng lây qua đường nào? Dưới đây là các con đường lây nhiễm bệnh nấm Candida thường gặp: 

  • Quan hệ tình dục không an toàn với bạn “yêu” bị nấm âm đạo. Sử dụng bao cao su sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

  • Dùng chung quần áo và đồ lót với người mang mầm bệnh nấm âm đạo.

  • Dùng chung khăn mặt, khăn tắm và đồ dùng vệ sinh cá nhân với người bệnh nấm Candida.

  • Quan hệ tình dục bằng miệng và hậu môn cũng tăng nguy cơ bị lây nấm Candida.

  • Kể cả dùng chung dụng cụ tình dục (sex toy) cũng là con đường lây lan bệnh nấm âm đạo.

 

Vợ bị nấm Candida chồng có bị lây không? Cách phòng tránh

Các con đường lây truyền bệnh nấm âm đạo Candida

 

Biện pháp phòng tránh lây nhiễm nấm Candida

Với thắc mắc nấm Candida có lây không thì câu trả lời là có, không chỉ vậy còn có mức độ lây nhiễm cao. Vi khuẩn nấm này có thể lan lan qua đường tình dục, qua đường miệng hoặc dùng chung đồ cá nhân.

Sau khi đã hiểu rõ về bệnh lý nấm âm đạo, bạn đang không biết làm thế nào để phòng tránh. Dưới đây là các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ lây truyền nấm âm đạo Candida:

  • Chỉ sử dụng đồ lót cá nhân, không dùng chung và ưu tiên chọn loại vải thoáng khí. Bởi lẽ môi trường ẩm ướt, bí bách sẽ khiến vi khuẩn nấm có hại phát triển mạnh mẽ.

  • Vệ sinh “cô bé” đúng cách, tránh thao tác rửa mạnh, thụt sâu trong âm hộ. Bạn cũng đừng quên lau khô “cô bé”, tránh tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn sinh trưởng.

  • Nàng có thể nhờ thêm sự trợ giúp từ các sản phẩm vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ, thành phần thiên nhiên. Chú ý chọn dung dịch vệ sinh có độ pH từ 3,8 - 4,5 để đảm bảo không phá vỡ cân bằng trong âm hộ. Bởi lẽ môi trường tự nhiên trong vùng kín còn có chủng lợi khuẩn Lactobacillus.

  • Trong những ngày đèn đỏ, chị em hãy chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo tốt nhất nên thay cách 3 - 4 tiếng, tương đương với 4 lần/ ngày. Vùng kín trong giai đoạn kinh nguyệt rất nhạy cảm nên nàng hãy vệ sinh thân thể bằng nước ấm.

  • Chú ý quan hệ tình dục an toàn, nếu được thì có thể dùng bao cao su. Bên cạnh đó cũng cần tránh tác động lực thô bạo vì có khả năng làm tổn thương “cô bé”.

  • Bổ sung thực đơn ăn uống tốt cho sức khỏe “cô bé” với vitamin A, C, E, acid folic, omega-3. Các chất dinh dưỡng này có nhiều trong các loại trái cây và rau củ màu đỏ, bơ, sữa chua, rau xanh đậm, cá, táo…

 

Vợ bị nấm Candida chồng có bị lây không? Cách phòng tránh

Nấm Candida có lây không và cách phòng tránh lây nhiễm

 

Cách vệ sinh vùng kín an toàn khi bị nhiễm nấm âm đạo Candida

Trong trường hợp bạn đang bị nấm âm đạo Candida thì phải vệ sinh vùng kín như thế nào? Lúc này, “cô bé” của bạn đã bị tổn thương do vi khuẩn nấm Candida, có cảm giác ngứa, rát. 

Do đó, nàng hãy vệ sinh âm đạo đúng cách như sau nếu bị viêm nhiễm:

  • Dùng nước sạch để rửa nhẹ nhàng cho bộ phận sinh dục. Chú ý đến nhiệt độ nước ấm khi rửa âm đạo vào mùa đông. Bạn không nên dùng vòi nước xịt mạnh vào trong âm hộ, vì cách này có thể khiến vi khuẩn đi vào sâu hơn.

  • Thao tác rửa nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín, ở phần môi âm đạo và khe kẽ bên ngoài. Lưu ý không dùng ngón tay thụt sâu vào âm đạo khi rửa vì sẽ làm cho tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Nàng cũng cần chú ý đến hướng vệ sinh vùng kín, rửa từ trước ra sau để hạn chế viêm nhiễm ngược.

  • Tránh ngâm bồn tắm trong thời gian bị nấm Candida. Điều này giúp hạn chế khả năng lây lan vi khuẩn từ hậu môn sang âm đạo.

  • Sử dụng khăn mềm khô để lau lại bộ phận sinh dục sau khi tắm rửa. Giữ cho vùng kín khô ráo giúp ngăn chặn vi khuẩn nấm có hại phát triển trong âm hộ.

  • Tần suất vệ sinh bộ phận sinh dục tối thiểu là 2 lần/ ngày. Còn đối với những ngày có hành kinh, nàng cần vệ sinh vùng kín nhiều lần hơn. Cụ thể là rửa sạch và thay băng vệ sinh ít nhất 3 - 4 lần/ ngày.

 

Vợ bị nấm Candida chồng có bị lây không? Cách phòng tránh

Vệ sinh vùng kín đúng cách khi bị nấm âm đạo Candida

 

Bọt vệ sinh phụ nữ Hoa hồng Natonic dịu nhẹ, ngừa nấm âm đạo

Để giảm thiểu khả năng bị nấm Candida, bước vệ sinh vùng kín cũng rất quan trọng. Như đã đề cập ở trên, bệnh lý nấm âm đạo xuất hiện do vi khuẩn Candida albicans phát triển và chủng lợi khuẩn Lactobacillus suy yếu.

Chọn sản phẩm vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ giúp duy trì môi trường khỏe mạnh tự nhiên của “cô bé”. Giới thiệu tới nàng Bọt vệ sinh phụ nữ Hoa hồng Natonicđộ pH an toàn từ 3,8 - 4,5. Sản phẩm có tác dụng ức chế vi khuẩn nấm có hại, khử mùi hôi suốt 16 tiếng.

Dưới đây là bảng thành phần 100% thiên nhiên của Bọt vệ sinh Hoa hồng Natonic:

  • Tinh dầu Hoa hồng có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn nấm Candida nhờ chứa Citral. Cùng với đó là hoạt chất Eugenol chống oxy hoá, dưỡng vùng kín hồng hào. Tinh dầu Hoa hồng còn tạo hương thơm ngọt ngào tự nhiên mà không cần dùng tới hương liệu độc hại.

  • Chiết xuất dầu Olive cung cấp độ ẩm tự nhiên và cần thiết cho vùng kín. Đồng thời, thành phần này còn hạn chế tình trạng khô rát sau khi dùng bọt vệ sinh.

  • Chiết xuất Trà xanh kích thích sự phát triển của vi khuẩn Lactobacillus có lợi trong âm đạo. Nhờ đó, “cô bé” được hình thành hàng rào bảo vệ tự nhiên khỏi vi khuẩn nấm. Hợp chất EGCG có trong chiết xuất Trà xanh cũng hỗ trợ ngừa nấm Candida.

  • Công nghệ vi sinh BioEcolia bảo vệ nhóm lợi khuẩn Lactobacillus, giữ môi trường cân bằng trong âm đạo. Thêm vào đó là khả năng giảm mùi hôi vùng kín suốt 16 tiếng, giúp nàng tự tin trở lại.

 

Vợ bị nấm Candida chồng có bị lây không? Cách phòng tránh

Bọt vệ sinh phụ nữ Hoa hồng ngừa bệnh nấm âm đạo Candida

 

Bài viết vừa giải đáp về thắc mắc vợ chồng bị nấm Candida có lây không. Đồng thời, chúng tôi cũng mô tả những triệu chứng và đưa ra cách phòng tránh lây nhiễm nấm Candida. Hãy chăm sóc “cô bé” đúng cách, dịu nhẹ với Bọt vệ sinh phụ nữ Hoa hồng Natonic để ức chế vi khuẩn nấm Candida phát triển nhé!

← Bài trước Bài sau →