CÓ NÊN RỬA VÙNG KÍN SAU KHI ĐI TIỂU KHÔNG? CÁCH VỆ SINH ĐÚNG

CÓ NÊN RỬA VÙNG KÍN SAU KHI ĐI TIỂU KHÔNG? CÁCH VỆ SINH ĐÚNG

Các chị em đặc biệt chú trọng vấn đề vệ sinh vùng kín để phòng các bệnh phụ khoa. “Có nên rửa vùng kín sau khi đi tiểu không?” là câu hỏi được nhiều nàng tìm hiểu. 

Tưởng chừng như cách vệ sinh vùng kín sau khi đi tiểu khá đơn giản nhưng thực tế lại có nhiều người mắc sai lầm. Thật vậy, có tới 25 - 50% phụ nữ đã từng bị viêm đường tiết niệu ít nhất 1 lần trong đời.

Natonic sẽ giúp bạn hiểu rõ cách vệ sinh “cô bé” an toàn sau khi tiểu tiện. Đồng thời nêu rõ các sai lầm thường gặp khiến cho vùng kín bị viêm nhiễm do rửa sai cách.

Giải đáp câu hỏi về vệ sinh vùng kín sau khi đi tiểu

Với thắc mắc liên quan đến vấn đề rửa vùng kín sau khi tiểu tiện, Natonic sẽ giải đáp ngay sau đây.

Có nên rửa vùng kín sau khi đi tiểu không?

Vệ sinh vùng kín cực kỳ cần thiết sau khi đi tiểu để tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Nước tiểu còn đọng lại trên quần lót là nguyên nhân gây mùi hôi khó chịu. Chưa kể, chúng cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. 

 

Có nên rửa vùng kín sau khi đi tiểu? Cách vệ sinh vùng kín sau khi đi tiểu

Giải đáp có nên rửa vùng kín sau khi đi tiểu hay không?

 

Do đó, đáp án cho câu hỏi “Có nên rửa vùng kín sau khi đi tiểu không?” là nhé. Tạo thói quen vệ sinh “cô bé” sạch sẽ sau khi tiểu tiện sẽ hạn chế tình trạng có mùi hôi và ngừa viêm nhiễm.

Vì sao cần vệ sinh vùng kín sau khi tiểu tiện?

Một số bạn không hiểu rõ tầm quan trọng của việc vệ sinh vùng kín sau khi đi tiểu nên chỉ làm qua loa. Nhưng đây lại là hành động sai lầm và dẫn đến rủi ro mắc phải bệnh phụ khoa như sau:

  • Viêm cổ tử cung: Tình trạng nhiễm khuẩn xuất hiện ở cổ tử cung và tiềm ẩn nguy hiểm. Nếu không được điều trị sớm thì bệnh này rất dễ làm suy giảm chức năng sinh sản của phụ nữ.

  • Viêm âm đạo: Người mắc bệnh có cảm giác bị đau nhói ở vùng kín, ngứa ngáy khó chịu và có mùi hôi, khí hư ra nhiều. Nguyên nhân là do tình trạng lây nhiễm nấm Candida, trùng roi ở âm đạo. Mà các loại vi khuẩn này lại đến từ nước tiểu đọng lại trên quần lót, tạo môi trường phát triển thuận lợi.

  • U nang buồng trứng: Thông thường, bệnh này có biểu hiện một hoặc nhiều khối u nang xuất hiện xung quanh buồng trứng. Tương tự với bệnh lý viêm cổ tử cung, nguy cơ vô sinh sẽ tăng cao nếu không được chữa trị kịp thời.

 

Có nên rửa vùng kín sau khi đi tiểu? Cách vệ sinh vùng kín sau khi đi tiểu

Có nên rửa vùng kín sau khi đi tiểu không và tại sao cần?

 

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã nắm được lý do tại sao cần vệ sinh “cô bé” sau khi đi tiểu. Hãy chủ động giữ vệ sinh cho vùng kín thật tốt để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. 

4 sai lầm dễ mắc phải khi rửa vùng kín sau khi đi vệ sinh

Tuy nhiên, rửa âm đạo sau khi tiểu tiện như thế nào mới là đúng? Không phải cứ chà xát giấy mạnh hoặc dùng nhiều dung dịch vệ sinh phụ nữ là sẽ sạch. Natonic sẽ chia sẻ 4 sai lầm thường gặp để tránh làm tổn thương “cô bé” ngoài ý muốn nhé!

Dùng nước rửa âm đạo sau khi tiểu tiện

Chắc hẳn phải đến 90% phụ nữ có thói quen dùng nước để rửa vùng kín sau mỗi lần đi tiểu. Tuy nhiên, đây là cách tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm âm đạo cho các chị em. Đặc biệt là ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo như nhà vệ sinh công cộng.

Theo chia sẻ từ bác sĩ phụ khoa Xie Xiaoyun (làm việc tại Đài Loan), nước máy không hoàn toàn vô trùng. Nếu bồn chứa nước không được vệ sinh định kỳ thì nguy cơ chứa vi khuẩn E. coli rất cao. 

Vấn đề nước sạch ở nhà vệ sinh công cộng thường không được đảm bảo chắc chắn. Vì vậy, dùng vòi xịt để rửa vùng kín sau khi đi tiểu có thể đưa vi khuẩn vào niệu đạo và gây viêm nhiễm.

 

Có nên rửa vùng kín sau khi đi tiểu? Cách vệ sinh vùng kín sau khi đi tiểu

Rửa vùng kín bằng nước sau khi tiểu tiện có khả năng nhiễm khuẩn

 

Bác sĩ Kannobu Sakanishi làm việc tại Tokyo, Nhật Bản chia sẻ rằng vi khuẩn E. coli dễ tồn tại ở xung quanh hậu môn. Do đó, nếu dùng nước máy rửa “cô bé” ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo thì rất dễ nhiễm khuẩn. 

Chưa kể, nếu bạn vệ sinh vùng kín với nước xong nhưng không lau khô thì còn tăng nguy cơ viêm nhiễm. Vì môi trường ẩm ướt của âm đạo sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi.

Chà xát giấy mạnh nhiều lần vào vùng kín

Không ít chị em lầm tưởng rằng cứ lau giấy càng mạnh và nhiều lần vào âm đạo thì sẽ càng khô ráo nước tiểu và sạch hơn. Tuy nhiên, đây lại là sai lầm nhiều bạn nữ mắc phải và khiến “cô bé” bị tổn thương.

 

Có nên rửa vùng kín sau khi đi tiểu? Cách vệ sinh vùng kín sau khi đi tiểu

Lau giấy chà xát mạnh nhiều lần vào âm đạo tạo vết trầy xước

 

Theo thông tin từ bác sĩ Nakata Maki (làm việc tại bệnh viện Mitsui Memorial, Nhật Bản), thói quen lau đi lau lại nhiều lần ở vùng kín sau khi tiểu tiện là sai cách. Bởi lẽ lực ma sát giữa giấy và “cô bé” có thể gây trầy xước. Đồng thời cũng “vô tình” đưa vi khuẩn từ hậu môn đến niệu đạo gây nhiễm khuẩn, nấm âm đạo.

Không lau khô vùng kín sau khi tiểu tiện

Cho dù vậy, việc giữ cho vùng kín khô ráo sau mỗi lần đi tiểu vẫn cực kỳ cần thiết. Theo chia sẻ từ bác sĩ Guo Anni (làm việc tại bệnh viện Trung Sơn ở Trung Quốc), có tới 80% phụ nữ sau khi rửa vùng kín xong liền mặc lại quần lót mà không hề lau khô. 

Hành động này là một sai lầm khi chúng biến môi trường âm đạo trở thành nơi lý tưởng cho vi khuẩn có hại sinh trưởng. Đồng thời còn gia tăng tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa do nước tiểu đọng lại trên đồ lót.

 

Có nên rửa vùng kín sau khi đi tiểu? Cách vệ sinh vùng kín sau khi đi tiểu

Không lau khô “cô bé” sau khi tiểu tiện dễ bị nhiễm khuẩn

 

Lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ gây hại môi trường âm đạo

Coi trọng vấn đề vệ sinh vùng kín sau mỗi lần tiểu tiện là tốt nhưng một số chị em lại quá sạch. Cụ thể là lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ gây ra tổn thương cho “cô bé”.

Theo các chuyên gia, dùng dung dịch vệ sinh quá nhiều sẽ làm sụp đổ hàng rào bảo vệ sẵn có của âm đạo. Trong điều kiện sức khỏe âm đạo bình thường, môi trường tự nhiên sẽ tồn tại chủng vi khuẩn Lactobacillus có lợi. Chính chúng sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn nấm có hại xâm nhập vào âm đạo.

 

Có nên rửa vùng kín sau khi đi tiểu? Cách vệ sinh vùng kín sau khi đi tiểu

Sai lầm do rửa vùng kín bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ quá nhiều lần 

 

Thêm vào đó, vùng da xung quanh hậu môn cũng có tính axit yếu. Trong khi các sản phẩm chứa chất tẩy rửa lại có tính kiềm, gây ảnh hưởng đến sự cân bằng độ pH tự nhiên.

Chưa kể, việc đi vệ sinh thường nhiều hơn 1 lần trong ngày. Và nếu lần nào cũng rửa như vậy thì sức khoẻ “cô bé” chắc chắn sẽ yếu đi. Chị em cần nắm rõ vấn đề rằng thói quen rửa vùng kín “quá sạch” chưa chắc đã là tốt. Vì chúng sẽ phá vỡ trạng thái môi trường âm đạo bình thường, tăng tỷ lệ vi khuẩn xâm nhập.

➤➤ Xem thêm: Bị kiến ba khoang cắn có được tắm không? Cần lưu ý gì?

Hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín sau khi đi tiểu an toàn, sạch sẽ

Với 4 sai lầm trong cách vệ sinh âm đạo sau khi tiểu tiện bên trên, ắt hẳn bạn cũng đã từng mắc phải một trong số đó. Nhưng vậy thì liệu bạn đã rút ra được cách làm đúng hay chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy tham khảo phần hướng dẫn dưới đây của Natonic nhé!

Làm sạch vùng kín sau khi đi tiểu bằng giấy vệ sinh khô

Một trong số những cách vệ sinh vùng kín sau khi đi tiểu khá an toàn là dùng khăn giấy lau khô. Phụ nữ Châu Âu rất ưa thích cách này vì chúng có khả năng thấm hút nước tiểu tuyệt vời.

Như đã đề cập, lý do chính của việc có nên rửa vùng kín sau khi đi tiểu không là để tránh nhiễm khuẩn từ nước tiểu đọng lại. Môi trường ẩm ướt ở đồ lót có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn nấm âm đạo sinh sôi.

Đối với vấn đề này, giấy vệ sinh giúp giữ cho vùng kín khô ráo sau mỗi lần tiểu tiện. Chưa kể, các chị em cũng dễ dàng chuẩn bị sẵn khăn giấy khi dùng nhà vệ sinh công cộng. Điều này còn giúp giảm tỷ lệ “cô bé” tiếp xúc với nguồn nước chứa khuẩn E.coli.

 

Có nên rửa vùng kín sau khi đi tiểu? Cách vệ sinh vùng kín sau khi đi tiểu

Cách vệ sinh vùng kín sau khi đi tiểu bằng khăn giấy khô

 

Để vệ sinh vùng kín bằng khăn giấy đúng cách, bạn cần chú ý 2 vấn đề sau:

  • Lấy giấy vệ sinh với số lượng vừa đủ và chỉ cần giữ nhẹ lên lỗ niệu đạo khoảng 5 - 10 giây. 

  • Tránh dùng lực chà xát khăn giấy mạnh và liên tục vào âm đạo vì rất dễ gây trầy xước. Thao tác lau khô vùng kín cần được thực hiện theo hướng từ trước ra sau. Nếu bạn lau theo hướng ngược lại là từ sau ra trước thì rất dễ đưa vi khuẩn từ hậu môn lên âm đạo.

Rửa vùng kín nhẹ nhàng bằng nước sạch sau khi tiểu tiện

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đang thấy khá mâu thuẫn với 4 sai lầm đã được đề cập ở trên. Thói quen rửa “cô bé” với nước sau mỗi lần đi tiểu là rất phổ biến. Đa số mọi người đều cảm thấy cách này làm sạch tốt, đồng thời hạn chế tiếp xúc trực tiếp bằng tay.

Thực chất, rửa vùng kín bằng nước sẽ không tiềm ẩn nguy hiểm nếu nguồn nước được đảm bảo sạch, vô trùng. Để an toàn nhất cho “cô bé”, các chuyên gia khuyến nghị hãy áp dụng cách này với nguồn nước nhà dân. Còn đối với nhà vệ sinh công cộng, hãy sử dụng khăn giấy khô mang theo người.

 

Có nên rửa vùng kín sau khi đi tiểu? Cách vệ sinh vùng kín sau khi đi tiểu

Có nên rửa vùng kín bằng nước sau khi đi tiểu hay không?

 

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý lau khô vùng kín bằng khăn giấy sau khi rửa bằng nước. Các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có tính tẩy rửa mạnh cũng không được khuyên dùng để rửa âm đạo nhé!

Lưu ý về sử dụng sản phẩm vệ sinh phụ nữ sau khi đi tiểu

Dung dịch vệ sinh phụ nữ được nhiều chị em sử dụng để làm sạch vùng kín. Kể cả sau khi đi tiểu, một số bạn vẫn cẩn thận rửa lại với sản phẩm vệ sinh phụ nữ. Tuy nhiên, chúng lại tiềm ẩn nguy cơ gây viêm nhiễm, khô rát âm đạo nếu bạn dùng sai cách.

Natonic giúp bạn liệt kê 2 lưu ý quan trọng khi dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ như sau:

  • Trước tiên, nàng cần đặc biệt chú ý đến bảng thành phần của sản phẩm vệ sinh phụ nữ. Những chất hoá học gồm benzen, hương liệu, parabens… đều thuộc nhóm đáng báo động. Các chất này sẽ phá huỷ đi môi trường khỏe mạnh tự nhiên trong âm đạo, tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại “lộng hành”. 

  • Loại bỏ mùi khai của nước tiểu bằng cách thụt rửa sâu vào âm đạo là một sai lầm. Tác động lực mạnh vào bên trong “cô bé” rất dễ tạo vết trầy xước, đồng thời gây nhiễm khuẩn. Để loại bỏ mùi khai sau mỗi lần đi tiểu, bạn chỉ cần lau khô ráo vùng kín. Thi thoảng, bạn cũng có thể dùng thêm sản phẩm dung dịch vệ sinh dịu nhẹ để khử mùi hôi.

 

Có nên rửa vùng kín sau khi đi tiểu? Cách vệ sinh vùng kín sau khi đi tiểu

Lưu ý về cách dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ sau khi tiểu tiện

 

Bọt vệ sinh phụ nữ Hoa hồng Natonic an toàn với độ pH 3.8 - 4.5

Bạn đang tìm kiếm sản phẩm vệ sinh phụ nữ lành tính với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên? Bọt vệ sinh phụ nữ Hoa hồng Natonic đảm bảo đạt đủ tiêu chí nàng đang bận tâm. 

Sản phẩm an toàn với độ pH từ 3,8 - 4,5 nên yên tâm dùng cho “cô bé” có phần hơi nhạy cảm. Bọt vệ sinh Hoa hồng tuy “dịu nhẹ nhưng có võ” với hiệu quả ngừa viêm, khử mùi đến 16 tiếng.

Để mang đến tác dụng khoẻ từ bên trong, Natonic đã nghiên cứu công thức 4 thành phần chính sau:

  • Tinh dầu Hoa hồng: Nhờ chứa hoạt chất Citral, thành phần này giúp âm đạo chống lại vi khuẩn có hại, hạn chế viêm nhiễm. Ngoài ra, tinh dầu Hoa hồng cũng góp phần vào tác dụng dưỡng “cô bé” hồng hào hơn.

  • Chiết xuất Trà xanh: Với EGCG, chiết xuất này kích thích sự phát triển của vi khuẩn Lactobacillus có lợi. Cùng với đó còn hỗ trợ cân bằng môi trường tự nhiên trong âm đạo và duy trì sức khỏe từ bên trong.

  • Chiết xuất dầu Olive: Với khả năng cung cấp độ ẩm, dầu Olive cân bằng trạng thái khỏe mạnh tự nhiên cho “cô bé”.

  • Công nghệ vi sinh BioEcolia: Củng cố hàng rào bảo vệ sẵn có trong âm đạo qua việc kích thích chủng lợi khuẩn Lactobacillus. Đồng thời giúp ngăn chặn mùi hôi khó chịu suốt 16 tiếng, mang tới sự tự tin cho các chị em.

 

Có nên rửa vùng kín sau khi đi tiểu? Cách vệ sinh vùng kín sau khi đi tiểu

Bọt vệ sinh phụ nữ Hoa hồng Natonic dịu nhẹ, khử mùi vùng kín

 

Như vậy, bài viết đã giúp bạn làm rõ vấn đề có nên rửa vùng kín sau khi đi tiểu không. Cùng với đó là những sai lầm dễ mắc phải trong thói quen làm sạch “cô bé” sau mỗi lần tiểu tiện. Hy vọng thông tin từ Natonic sẽ giúp các nàng tìm được cách vệ sinh đúng và an toàn cho vùng kín nhé!

← Bài trước Bài sau →