Đi tiểu bị đau rát vùng kín ở nữ giới có nguy hiểm hay không? Tình trạng này có đáng lo ngại không còn tùy thuộc vào liệu có phải là triệu chứng bệnh phụ khoa.
Natonic sẽ tổng hợp 15 nguyên nhân bị đau nhói ở vùng kín có khả năng xảy ra. Đồng thời cũng giúp các nàng giải quyết tình trạng đau rát âm đạo khó chịu này nhé!
Triệu chứng thường gặp khi bị đau nhói ở vùng kín
Bị đau nhói ở vùng kín có những biểu hiện thường gặp nào? Chúng có thể xuất hiện cùng với cơn đau dai dẳng, lan rộng ra quanh vùng âm đạo. Sau đây là những triệu chứng đau buốt âm đạo thường thấy ở nữ giới:
Đau nhói, cảm giác nóng rát, châm chích ở vùng kín.
Có biểu hiện đau nhói vùng kín âm ỉ, dai dẳng.
Cảm giác đau buốt nặng hơn khi có lực đè nén lên vùng kín, ví dụ như lúc ngồi.
Chủ yếu thấy đau khi trong và sau quan hệ tình dục, hoặc khi sử dụng băng vệ sinh.
Đau nhói ở một số phần cụ thể như chỉ đau ở âm hộ, rát ở môi lớn âm đạo hoặc chỉ đau ở phần mép.
Cảm giác đau buốt có thể lan rộng ra toàn bộ bộ phận sinh dục và hậu môn.
Triệu chứng thường thấy khi bị đau rát vùng kín ở nữ giới
Các nàng đừng xem thường dấu hiệu đau nhói vùng kín này nhé! Nếu kéo dài thì sẽ dẫn đến hệ luỵ giảm nhu cầu tình dục, mắc bệnh phụ khoa hoặc có nguy cơ vô sinh.
Nguyên nhân bị đau nhói ở vùng kín khi đi tiểu và khi đến tháng
Bị đau nhói, đau rát ở vùng kín khi đi tiểu là do nguyên nhân nào? Dưới đây là 15 lý do thường gặp khiến “cô bé” bị đau nhói bất thường.
Viêm nhiễm nấm âm đạo Candida
Nếu chị em bỗng nhiên cảm thấy vùng kín bị đau rát thì rất có thể “cô bé” đã nhiễm nấm Candida. Đây là bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới, có tới 75% phụ nữ từng mắc phải bệnh lý này.
Bị đau rát vùng kín khi đi tiểu do nhiễm nấm âm đạo Candida
Không chỉ gây tổn thương ở vùng kín, vi khuẩn nấm Candida albicans còn có thể làm nhiễm trùng cả miệng, da và máu. Để phát hiện có phải đang bị viêm nhiễm nấm âm đạo không, hãy xem thêm dấu hiệu sau:
Cảm giác đau buốt khi làm “chuyện ấy”.
Âm đạo tiết dịch và có mùi hôi bất thường.
Cảm thấy ngứa và nhức âm ỉ ở vùng kín.
Cuối cùng là cảm giác bị đau nhói ở vùng kín khi đi tiểu.
Bị đau rát vùng kín ở nữ giới do bệnh lậu
Biểu hiện bị đau nhói vùng kín khi đi tiểu thường thấy ở những bạn bị bệnh lậu. Đây là bệnh phụ khoa lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae.
Vi khuẩn có hại này đi sâu vào trong âm hộ, cụ thể là cổ tử cung, tử cung và ống dẫn trứng. Kể cả những bạn trẻ ở độ tuổi 15 - 24 tuổi vẫn có khả năng mắc phải bệnh lậu.
Bị đau buốt ở vùng kín khi đi tiểu có thể do bệnh lậu
Do đó, để phát hiện sớm và có giải pháp điều trị kịp thời, hãy xem các triệu chứng sau:
Đau buốt, cảm giác thốn ở vùng kín khi đi tiểu.
Trong trường hợp nặng hơn có thể bị chảy dịch và máu ở âm đạo.
Viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn (Bacterial vaginosis)
Bỗng dưng bạn cảm thấy “cô bé” bị ngứa và nóng rát thì là do đâu? Đó có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo (BV - Bacterial vaginosis). Bệnh lý này xảy ra khi môi trường âm đạo mất cân bằng, vi khuẩn có hại phát triển quá mức.
Nhiễm trùng âm đạo xuất hiện nhiều ở nữ giới độ tuổi 15 - 44 tuổi, không kể trẻ hay già. Đây là kết quả khảo sát từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC, ở Hoa Kỳ).
Bị đau rát vùng kín ở nữ giới do vi khuẩn làm nhiễm trùng
Các triệu chứng đi kèm của bệnh nhiễm khuẩn âm hộ như sau:
Vùng kín thường xuyên bị ngứa ngáy khó chịu.
Âm đạo xuất hiện mùi hôi khó chịu, nặng mùi nhất là sau khi quan hệ.
Dịch âm đạo tiết ra có màu bất thường, trắng hoặc xám.
➤➤ Xem thêm: Cách trị thâm vùng kín tuổi dậy thì tại nhà an toàn, nhanh chóng
Đau rát ở vùng kín do hội chứng Vulvodynia
Hội chứng Vulvodynia hay còn được biết đến với tên gọi đơn giản là bệnh đau âm đạo. Đây là chứng bệnh mãn tính ở một số chị em và nguyên nhân không phải do viêm nhiễm. Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu xác định được tác nhân gây ra hội chứng Vulvodynia.
Bị đau nhói ở vùng kín có thể do hội chứng Vulvodynia
Người bệnh đau âm hộ thường đi kèm cảm giác đau nhói ở vùng kín rõ nhất khi làm “chuyện ấy” hoặc khi dùng tampon. Tuy nhiên, vẫn có khả năng xuất hiện triệu chứng đau buốt mà không có bất kỳ tác động nào vào “cô bé”.
Đau nhói ở vùng kín do bệnh mụn rộp sinh dục
Nguyên nhân bị đau rát vùng kín ở nữ giới có thể do bệnh mụn rộp bộ phận sinh dục. Bệnh phụ khoa này bắt nguồn từ virus Herpes simplex (HSV), thường tạo thành mụn nước trên hoặc xung quanh vùng kín.
Virus HSV là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, cụ thể số liệu ở Hoa Kỳ là cứ 6 người thì sẽ có 1 người nhiễm. Độ tuổi mắc bệnh trong khoảng 14 đến 49 tuổi, không ngoại trừ phụ nữ trung niên hay bé gái tuổi dậy thì.
Đau buốt ở vùng kín khi đi tiểu có thể đến từ virus Herpes simplex
Tỷ lệ bệnh mụn rộp sinh dục ở phụ nữ cao hơn đàn ông và rất khó để điều trị dứt điểm. Chưa kể, bệnh này còn không có dấu hiệu rõ ràng mặc dù vi khuẩn HSV đã xâm nhập.
Phải đến khi chúng hoạt động thì người bệnh mới cảm thấy các biểu hiện sau:
Ngứa ngáy khó chịu lan tỏa khắp vùng kín.
Cảm giác đau rát mạnh mẽ ở âm đạo, rõ rệt nhất là khi tiểu tiện.
Dịch tiết âm đạo có mùi và màu sắc bất thường, bình thường có màu đục hoặc trắng.
Có thể xảy ra tình trạng viêm loét kèm theo mụn nước ở vùng kín sau một vài ngày.
Bị nặng có thể xuất hiện kèm triệu chứng sốt, ho và sổ mũi.
Đau buốt vùng kín do lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung thường kèm theo dấu hiệu đau nhói ở vùng kín. Nói dễ hiểu về tình trạng này là các tế bào ở màng trong tử cung xuất hiện bất thường ở ngoài tử cung phụ nữ.
Bị đau rát ở vùng kín khi đi tiểu do mắc bệnh lạc nội mạc tử cung
Người mắc bệnh sẽ cảm thấy đau buốt âm đạo nhiều nhất khi quan hệ hoặc hành kinh ra nhiều. Bệnh lạc nội mạc tử cung có thể nhận biết qua các triệu chứng sau:
Đi tiểu có cảm giác đau buốt âm đạo.
Cơ thể thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi, buồn nôn.
Cũng có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy.
Nếu không được phát hiện kịp thời để điều trị, lạc nội mạc tử cung có nguy cơ phát triển thành ung thư buồng trứng.
Bị đau nhói ở vùng kín khi đi tiểu do thiếu estrogen
Khô âm đạo cũng có thể là nguyên nhân khiến chị em bị đau rát ở vùng kín. Dấu hiệu này báo động cơ thể bị thiếu estrogen, thường trong giai đoạn cho con bú, mãn kinh hoặc do dùng thuốc tránh thai.
Hormone estrogen có vai trò củng cố sức khoẻ của âm đạo, làm dày thành và giúp bôi trơn. Đồng thời còn hỗ trợ giữ độ pH ổn định, hạn chế tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn.
Bị đau buốt ở vùng kín báo hiệu thiếu estrogen, khô âm đạo
Nếu để cơ thể thiếu estrogen trong thời gian dài, âm đạo sẽ ngày càng khô và mỏng. Kéo theo tình trạng hàng rào bảo vệ không đủ mạnh để chống lại vi khuẩn, hình thành viêm nhiễm ở thành âm đạo.
Đau nhói ở vùng kín do teo âm đạo ở phụ nữ thường xảy ra sau thời kỳ mãn kinh. Cảm nhận cơn đau rõ nhất khi có tác động lên “cô bé”, như khi quan hệ hoặc tiểu tiện.
Bị đau rát vùng kín ở nữ giới do bệnh viêm vùng chậu (PID)
Bệnh viêm vùng chậu PID ở phụ nữ có thể gây nhiễm trùng các bộ phận như tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Người mắc phải bệnh phụ khoa này thường cảm thấy có cơn đau rát ở vùng kín.
Tác nhân gây viêm vùng chậu là từ bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đơn cử như bệnh lậu, chlamydia, nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn BV.
Đau rát vùng kín do u nang tuyến Bartholin
Ngoài những bệnh lý trên, bị đau nhói ở vùng kín cũng có khả năng do u nang tuyến Bartholin. Vấn đề này xảy ra khi chất nhầy tiết ra ở 2 bên lỗ âm hộ bị tắc nghẽn, phát triển thành u nang.
U nang tuyến Bartholin làm cho bị đau rát vùng kín ở nữ giới
U nang ngày càng lớn sẽ gây ngứa, đi kèm cơn đau nhói ở âm đạo. Người mắc bệnh cảm nhận rõ khi quan hệ, thậm chí kể cả khi đi lại hoặc ngồi một chỗ. Nghiêm trọng hơn là u nang nhiễm trùng và hình thành khối áp xe, gây đau rát khi đi tiểu.
Có thể là biểu hiện của ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung thường không thể hiện ra triệu chứng ở giai đoạn đầu. Cho đến khi phát triển sang các giai đoạn tiếp theo, bệnh nhân mới có các biểu hiện sau:
Đau vùng chậu hoặc đau nhói vùng kín khi giao hợp.
Dịch âm đạo tiết ra có mùi hôi, chảy nước, hoặc thậm chí chảy máu.
“Cô bé” chảy máu bất thường sau khi quan hệ, giữa kỳ kinh nguyệt hoặc sau mãn kinh.
Đau nhói âm đạo do vấn đề khác của vùng chậu
Ngoài bệnh viêm vùng chậu, cơn đau buốt ở âm đạo cũng có thể do các vấn đề khác của vùng chậu. Cụ thể là 2 nguyên nhân sau:
Kích thích dây thần kinh lưng: Đây là một trong số dây thần kinh chính của vùng xương chậu. Khi bị kích thích quá mức, bạn có thể cảm thấy đau nhói nhẹ ở âm đạo.
Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu: Còn được biết đến với tình trạng giãn tĩnh mạch, là bệnh thường gặp ở chi dưới. Tuy nhiên, vùng chậu cũng có thể mắc phải bệnh lý này, làm máu ứ đọng lại, từ đó gây đau nhức và sưng.
Nếu thấy có dấu hiệu đau vùng kín và lan rộng ra vùng chậu thì các nàng chớ chủ quan. Để tránh trường hợp xấu là bệnh phụ khoa nguy hiểm, hãy đi thăm khám bác sĩ nhé!
Bị đau nhói ở vùng kín khi đi tiểu do viêm đường tiết niệu
Bạn cảm thấy đau rát bất thường ở “cô bé”, đặc biệt là khi đi tiểu. Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu (UTI). Vi khuẩn gây viêm nhiễm có thể lây lan ra bàng quang, niệu đạo và thận của người bệnh.
Đau rát vùng kín ở nữ giới có khả năng do nhiễm trùng đường tiết niệu
Để xác định mình có đang bị viêm đường tiết niệu hay không, hãy đối chiếu các triệu chứng sau:
Cơ thể nhức mỏi âm ỉ kèm theo đau bụng.
Bị đau nhói ở vùng kín khi đi tiểu, thậm chí có thể thấy máu lẫn trong nước tiểu.
Nước tiểu có màu đục bất thường hoặc có mùi hôi kỳ lạ.
Tiểu dắt, thường xuyên cảm thấy buồn tiểu đột ngột.
Bị buốt vùng kín khi đến tháng do nội tiết tố thay đổi
Mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến bị đau nhói ở vùng kín, thường khi tới tháng ở tuổi dậy thì. Triệu chứng này không đáng lo ngại vì rối loạn nội tiết khiến cảm xúc và cơ thể thay đổi bất thường. Trong đó đau nhức âm đạo là biểu hiện phổ biến ở trẻ đang tuổi dậy thì.
Bị đau nhói ở vùng kín khi đi tiểu do viêm bàng quang
Viêm bàng quang xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập và tàn phá ở bàng quang. Lúc này, bạn nữ có cảm giác đau buốt ở âm đạo, kèm theo tiểu dắt.
Xác suất mắc bệnh viêm bàng quang ở phụ nữ cao hơn cánh mày râu. Chị em cần chú ý giữ cho tinh thần thoải mái, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh. Từ đó, “cô bé” luôn trong trạng thái tốt nhất để phòng bị vi khuẩn gây viêm bàng quang.
Nguyên nhân bị đau rát ở vùng kín khi đi tiểu do viêm bàng quang
Bị đau rát vùng kín ở nữ giới do nhiễm khuẩn Trichomonas
Nguyên nhân bị đau buốt ở âm đạo có thể xuất phát từ vi khuẩn Trichomonas vaginalis gây viêm nhiễm. Nhiễm khuẩn Trichomonas cũng được xếp vào bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến.
Vấn đề khó khăn ở đây là chỉ khoảng 30% người mắc bệnh có triệu chứng rõ rệt, cụ thể như sau:
Cảm giác nóng rát, ngứa và đau ở âm đạo.
“Cô bé” đau buốt, không thoải mái khi tiểu tiện.
Dịch âm hộ tiết ra có mùi hôi tanh, màu sắc bất thường như vàng hoặc xanh.
Nhiễm khuẩn Trichomonas gây đau buốt ở âm đạo khi đi tiểu
Một số nguyên nhân thông thường khác
Ngoài nguyên nhân liên quan tới bệnh phụ khoa vừa rồi, bị đau nhói ở vùng kín có thể xuất phát từ vấn đề thông thường sau:
Do “cô bé” phản ứng kích ứng với sản phẩm vệ sinh phụ nữ.
Khi tinh thần lo lắng hay trầm cảm, nàng cũng có thể cảm giác vùng kín đau nhói. Vấn đề tâm lý ảnh hưởng tới cảm nhận đau đớn trong lần đầu làm “chuyện ấy” là bình thường.
Triệu chứng đau nhức vùng kín dễ gặp ở phụ nữ mang thai và sinh con. Khi đó, đây không phải vấn đề đáng lo ngại ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Bị đau rát vùng kín ở nữ giới có đáng lo ngại không?
Các nàng tuyệt đối đừng chủ quan khi bị đau nhói ở vùng kín nhé. Tình trạng này vừa tạo cảm giác khó chịu vừa có khả năng ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt:
Ảnh hưởng đến cuộc sống: Đau nhức vùng kín có thể dẫn đến vấn đề về tâm lý, khiến chị em lo lắng, mất tự tin. Kéo theo đó là trạng thái cơ thể uể oải, không có năng lượng, làm chất lượng cuộc sống suy giảm.
Ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng: Bị đau buốt ở âm đạo kéo dài khiến chị em không còn tâm trí ham muốn tình dục. Điều này ảnh hưởng lớn đến đời sống của hai vợ chồng, niềm vui và hạnh phúc giảm đáng kể.
Tăng nguy cơ vô sinh: Như đã đề cập ở trên, triệu chứng đau rát vùng kín có thể bắt nguồn từ bệnh xã hội. Một trong số đó có khả năng gây vô sinh như ung thư cổ tử cung, viêm nhiễm buồng trứng.
Tình trạng đau buốt vùng kín ở nữ giới có nguy hiểm không?
Cách xử lý đúng và an toàn khi bị đau nhói ở vùng kín
Khi đối mặt với triệu chứng đau rát ở vùng kín, hãy áp dụng các cách sau để giảm đau và hạn chế viêm nhiễm:
Theo dõi và ghi lại biểu hiện đau ở vùng kín: Thật không dễ để phân biệt cơn đau đang ở vùng nào, có thể ở âm đạo, âm hộ, tử cung, hay ở vùng chậu. Hãy để ý thật kỹ và ghi lại tình trạng đau để các bác sĩ chẩn đoán chính xác nhé.
Kiểm tra sức khoẻ phụ khoa định kỳ: Đây là vấn đề rất đáng để lưu ý vì nó có thể giúp chị em phát hiện sớm bệnh lý nguy hiểm. Chẳng hạn như ung thư cổ tử cung hầu như không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, nhưng có thể phát hiện khi tầm soát. Hãy kiểm tra sức khoẻ phụ khoa định kỳ, kể cả khi không có dấu hiệu bệnh.
Dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ lành tính: Với các sản phẩm tắm rửa tiếp xúc trực tiếp với “cô bé”, nàng cần chú ý đến bảng thành phần và độ pH. Cụ thể, hãy ưu tiên sản phẩm vệ sinh phụ nữ có thành phần thiên nhiên và có độ pH từ 3,8 - 4,5.
Chủ động tiêm phòng HPV, hoặc các virus khác là nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung.
Để giảm cơn đau ở âm đạo do quan hệ tình dục, hãy sử dụng bao cao su hoặc chất bôi trơn. Cách này cực kỳ hiệu quả với các bạn nữ có âm đạo khô, tiết ra ít dịch nhầy tạo cảm giác đau nhói. Đồng thời cũng đừng quên vệ sinh “cô bé” sạch sẽ sau khi làm “chuyện ấy” để tránh nhiễm khuẩn.
Một số bạn cảm thấy đau buốt vùng kín thì đã tự ý mua thuốc đặt về. Tuy nhiên, cách này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nếu bạn không thực sự hiểu về thuốc đó. Để an toàn nhất, chị em nên đi khám bác sĩ chuyên khoa và mua thuốc theo chỉ định.
Để giảm nhẹ cảm giác đau sau khi đi tiểu, hãy vệ sinh “cô bé” nhẹ nhàng với nước sạch và ấm.
Mặc quần lót có chất liệu cotton thoáng mát, có size vừa vặn thoải mái. Tránh mặc đồ lót chật vì điều này sẽ làm vùng kín bị bí, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Bổ sung thực phẩm có lợi cho sức khỏe âm đạo như rau xanh, trái cây tươi. Tập thói quen uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy cơ thể trao đổi chất. Bạn cũng nên hạn chế các loại đồ uống có hại như rượu, bia, nước ngọt, cà phê.
Bài tập Kegel có thể giúp các nàng ngăn ngừa bị đau nhói ở vùng kín. Ngoài ra, Kegel còn giúp tăng cường sự dẻo dai và củng cố sức khoẻ vùng chậu.
Cách xử lý đúng cách khi bị đau nhói, rát vùng kín ở nữ giới
Vệ sinh nhẹ nhàng, lành tính với Bọt vệ sinh phụ nữ Hoa hồng Natonic
Một trong những cách cải thiện tình trạng bị đau nhói ở vùng kín hiệu quả là vệ sinh dịu nhẹ, sạch sẽ. Giới thiệu tới các nàng Bọt vệ sinh phụ nữ Hoa hồng Natonic đáp ứng được tiêu chí giảm mùi và dịu nhẹ.
Tất cả các sản phẩm của Natonic đều hướng đến giá trị bền vững là sức khoẻ của phụ nữ. Chúng tôi cố gắng duy trì cả hiệu quả về sắc đẹp và chăm sóc sức khoẻ trong từng sản phẩm thiên nhiên.
Bọt vệ sinh Hoa hồng đảm bảo lành tính khi có độ pH từ 3,8 - 4,5 và thành phần 100% tự nhiên. Công dụng ngừa viêm nhiễm vi khuẩn, khử mùi tới 16 tiếng đến từ 4 thành phần chính sau:
Tinh dầu Hoa hồng củng cố hàng rào bảo vệ tự nhiên trước vi khuẩn có hại nhờ hoạt chất Citral. Không chỉ khỏe, tinh dầu Hoa hồng còn giúp “cô bé” thu hút hơn với khả năng dưỡng sáng hồng.
Chiết xuất Trà xanh chứa EGCG có khả năng kích thích vi khuẩn Lactobacillus có lợi. Chúng giúp cân bằng môi trường tự nhiên trong âm đạo, để “cô bé” tự khoẻ mạnh từ bên trong.
Chiết xuất dầu Olive bổ sung dưỡng ẩm cần thiết, ngăn ngừa bệnh teo âm đạo - một trong những nguyên nhân bị đau nhói ở vùng kín. Với vitamin A, E sẵn có, vùng kín được cấp ẩm đầy đủ sau mỗi lần dùng bọt vệ sinh.
Công nghệ vi sinh BioEcolia duy trì môi trường khỏe mạnh tự nhiên trong âm đạo với chủng lợi khuẩn Lactobacillus. Nhờ đó, “cô bé” sẽ được hạn chế mùi hôi khó chịu trong suốt 16 tiếng và tránh tác nhân gây viêm nhiễm.
Bọt vệ sinh phụ nữ Hoa hồng Natonic hạn chế bị đau rát ở vùng kín
Bài viết vừa giải đáp giúp các nàng nguyên nhân gây ra tình trạng bị đau nhói ở vùng kín. Để hạn chế nguy cơ mắc phải vấn đề khó nói ở âm đạo, nàng có thể cân nhắc Bọt vệ sinh phụ nữ Hoa hồng Natonic. Sản phẩm an toàn sử dụng cho phụ nữ mang thai và bé gái đang ở tuổi dậy thì.