ĐẮP MẶT NẠ GIẤY XONG CÓ CẦN RỬA MẶT KHÔNG? Ý KIẾN TỪ CHUYÊN GIA

ĐẮP MẶT NẠ GIẤY XONG CÓ CẦN RỬA MẶT KHÔNG? Ý KIẾN TỪ CHUYÊN GIA

Đắp mặt nạ giấy là bước chăm sóc da đơn giản, nhưng lại giúp da được cấp ẩm, thư giãn tức thì. Tuy nhiên, sau khi dùng xong, nhiều người lại băn khoăn không biết có nên rửa mặt hay không. Người thì bảo rửa để da sạch sẽ, người thì khuyên giữ lại dưỡng chất cho da hấp thụ hết. 

Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc liệu đắp mặt nạ giấy xong có cần rửa mặt không. Đồng thời tìm hiểu thời gian đắp mặt nạ lý tưởng, cách chăm sóc da trước và sau khi đắp mặt nạ giấy.

Đắp mặt nạ giấy xong rửa mặt: Nên hay không nên?

Liệu sau khi đắp mặt nạ giấy xong, nên rửa mặt hay cứ để lớp tinh chất thẩm thấu vào da? Câu trả lời phụ thuộc vào loại mặt nạ và tình trạng da của bạn, cụ thể như sau:

  • Nếu mặt nạ giấy có tinh chất nhẹ, thấm nhanh, không gây nhờn rít, bạn không cần rửa mặt sau khi đắp. Thay vào đó, bạn chỉ cần vỗ nhẹ hoặc massage cho thấm đều đối với mặt nạ dưỡng ẩm, làm dịu da.

  • Ngược lại, nếu mặt nạ có tinh chất đặc, dày, gây bết dính, hoặc bạn có da dầu, da mụn thì rửa mặt sau khi đắp là điều nên làm. Việc này giúp bạn tránh gặp tình trạng bí tắc lỗ chân lông, làm mụn viêm trầm trọng hơn.

  • Trong một số trường hợp, hãng sản xuất sẽ hướng dẫn rõ trên bao bì là có cần rửa mặt hay không. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ để sử dụng mặt nạ đúng cách và đạt hiệu quả chăm sóc da tốt nhất.

>> Xem thêm: Nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ giấy không? Lưu ý khi đắp

 

Đắp mặt nạ giấy xong có cần rửa mặt không?

Sau khi đắp mặt nạ giấy xong có cần rửa mặt không?

 

Giải đáp sau khi đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không?

Đắp mặt nạ là bước chăm sóc da quen thuộc với nhiều chị em - từ mặt nạ giấy, mặt nạ đất sét, đến mặt nạ ngủ. Tuy nhiên, không phải loại mặt nạ nào sau khi dùng cũng cần rửa mặt lại, và nếu làm sai, bạn có thể vô tình khiến da bị bí tắc, nổi mụn. 

Dưới đây là cách phân biệt rõ khi nào cần hoặc không cần rửa mặt sau khi đắp mặt nạ.

Trường hợp dùng mặt nạ cần rửa mặt sau khi đắp

Với một số loại, việc rửa mặt sau khi đắp là bắt buộc để làm sạch da, tránh tích tụ dư chất, gây kích ứng, cụ thể:

  • Mặt nạ đất sét (clay mask) hoặc mặt nạ bùn: Đây là những loại mặt nạ có tác dụng làm sạch sâu, hút dầu thừa và bụi bẩn. Sau khi mặt nạ khô lại, bạn cần rửa mặt kỹ để loại bỏ hoàn toàn lớp mặt nạ trên da.

  • Mặt nạ dạng lột (peel-off mask): Dù lớp mặt nạ được lột ra, bạn vẫn nên rửa lại mặt để làm sạch những phần còn sót lại và giúp da dễ “thở” hơn.

  • Mặt nạ giấy chứa tinh chất dày, đặc: Một số loại mặt nạ giấy có kết cấu dưỡng chất quá đậm đặc, gây nhờn rít - đặc biệt với da dầu hoặc da dễ nổi mụn. Trong trường hợp này, dùng nhiệt độ nước rửa mặt âm ấm sau khi đắp sẽ giúp da sạch, thông thoáng.

  • Mặt nạ đặc trị có hoạt chất mạnh: Những loại mặt nạ chứa AHA, BHA, retinol hoặc các chất tẩy nhẹ thường yêu cầu rửa mặt sau khi sử dụng. Điều này để hạn chế gây kích ứng, hoặc làm da quá tải với hoạt chất hoạt động mạnh mẽ.

 

Đắp mặt nạ giấy xong có cần rửa mặt không?

Những loại mặt nạ nào cần rửa mặt lại sau khi đắp xong?

 

Trường hợp dùng mặt nạ không cần rửa mặt sau khi đắp

Một số loại mặt nạ được thiết kế để dưỡng chất thẩm thấu trọn vẹn vào da, giúp khóa ẩm, phục hồi và nuôi dưỡng. Trong trường hợp này, bạn không cần rửa mặt lại sau khi đắp, chỉ cần massage nhẹ để dưỡng chất hấp thụ tốt hơn.:

  • Mặt nạ giấy cấp ẩm, làm dịu: Những loại mặt nạ có tinh chất mỏng nhẹ, nhanh thấm, thường không cần rửa lại với nước hay sữa rửa mặt. Thậm chí còn giúp da hấp thụ tốt hơn nếu dùng vào buổi tối trước khi ngủ.

  • Mặt nạ ngủ (sleeping mask): Đây là loại mặt nạ dưỡng ẩm chuyên sâu được dùng sau cùng trong chu trình skincare ban đêm. Với mặt nạ ngủ, chị em chỉ cần để qua đêm và rửa mặt vào sáng hôm sau.

  • Mặt nạ thạch (jelly mask) dạng không rửa: Một số mặt nạ thạch hiện nay có kết cấu mỏng nhẹ, gần giống gel, sau khi đắp có thể thẩm thấu gần như hoàn toàn. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần lau nhẹ lớp thừa hoặc vỗ nhẹ cho thấm, không cần rửa lại.

  • Mặt nạ dạng gel dịu nhẹ: Một số mặt nạ gel cấp nước tức thì sẽ không yêu cầu rửa lại. Sau khi đắp, bạn chỉ cần lau nhẹ hoặc vỗ nhẹ cho tinh chất thấm đều dưới bề mặt da.

  • Mặt nạ có hướng dẫn "no rinse" từ nhà sản xuất: Nếu bao bì ghi rõ không cần rửa lại, bạn có thể an tâm làm theo - miễn là loại mặt nạ đó phù hợp với làn da của bạn.

 

Đắp mặt nạ giấy xong có cần rửa mặt không?

Những loại mặt nạ nào không cần rửa mặt lại sau khi đắp xong?

 

Thời gian nên đắp mặt nạ giấy trong bao lâu là tốt nhất?

Mặt nạ giấy tuy tiện lợi, nhưng không nên đắp quá lâu vì có thể gây phản tác dụng. Thời gian lý tưởng để đắp mặt nạ giấy thường nằm trong khoảng từ 15 - 20 phút, tùy loại da và từng sản phẩm.

Dưới đây là hai thắc mắc phổ biến liên quan đến thời gian sử dụng mặt nạ giấy.

Đắp mặt nạ giấy quá lâu có gây hại cho da không?

CÓ, đắp mặt nạ giấy quá thời gian khuyến nghị không giúp da “hấp thụ thêm”, mà còn gây tác dụng ngược. Khi mặt nạ khô đi, nó sẽ bắt đầu hút ngược độ ẩm từ da, khiến da bị mất nước thay vì được cấp ẩm.

Tinh chất lưu lại quá lâu trên bề mặt da cũng có thể gây bít tắc, nổi mụn hoặc kích ứng, đặc biệt với làn da nhạy cảm. Hãy luôn canh thời gian và tháo mặt nạ giấy đúng lúc, lý tưởng là từ 15 đến 20 phút, không nên đợi đến khi mặt nạ khô cong.

Trong 1 tuần nên đắp mặt nạ giấy bao nhiêu lần?

Tùy vào loại da và tình trạng da, tần suất đắp mặt nạ giấy nên được điều chỉnh phù hợp:

  • Da khô, da thiếu nước: Có thể đắp từ 3 - 4 lần/tuần để cung cấp độ ẩm cần thiết.

  • Da dầu, da hỗn hợp: Đắp mặt nạ khoảng 2 - 3 lần/tuần là đủ để tránh gây bí da, tạo điều kiện cho các loại mụn sinh sôi.

  • Da nhạy cảm: Nên chọn mặt nạ dịu nhẹ và chỉ đắp 1 - 2 lần/tuần, theo dõi phản ứng của da sau mỗi lần sử dụng.

  • Da khỏe mạnh, bình thường: Chỉ nên đắp mặt nạ đều đặn 2 - 3 lần/tuần để giúp duy trì độ ẩm và độ đàn hồi cho da.

Lưu ý: Đắp mặt nạ quá thường xuyên, dù là mặt nạ cấp ẩm, vẫn có thể khiến da bị quá tải, mất cơ chế cân bằng tự nhiên.

 

Đắp mặt nạ giấy xong có cần rửa mặt không?

Đắp mặt nạ bao lâu, 1 tuần đắp mấy lần thì tốt cho da?

 

Cách chọn mặt nạ giấy phù hợp, an toàn với tình trạng da

Để mặt nạ giấy phát huy hiệu quả tối đa, bạn cần chọn đúng loại phù hợp với tình trạng da của mình. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể có thể giúp ích cho bạn khi chọn mặt nạ giấy:

  • Da khô, da thiếu ẩm: Nên ưu tiên mặt nạ giấy có khả năng cấp ẩm sâu, chứa các thành phần như hyaluronic acid, glycerin, hoặc ceramide. Ngoài ra, mặt nạ có chiết xuất từ thiên nhiên như lô hội, dưa leo hay hoa cúc cũng hỗ trợ làm mềm và phục hồi lớp màng ẩm tự nhiên của da.

  • Da dầu, da hỗn hợp thiên dầu: Loại da này cần mặt nạ có khả năng kiểm soát dầu nhưng vẫn giữ được độ ẩm cần thiết. Bạn nên chọn những sản phẩm chứa trà xanh, tinh dầu tràm trà (tea tree) - vừa làm sạch vừa kháng viêm. Ưu tiên mặt nạ có kết cấu nhẹ, không quá nhiều tinh chất để tránh gây nhờn dính sau khi đắp.

  • Da nhạy cảm, dễ kích ứng: Với nhóm tình trạng da này, an toàn và dịu nhẹ là tiêu chí hàng đầu. Bạn nên tìm mặt nạ không chứa hương liệu, Sulfate và cồn khô hay chất bảo quản Paraben. Thành phần lành tính như rau má, chiết xuất hoa cúc sẽ làm dịu da, giảm đỏ và bảo vệ hàng rào tự nhiên của da.

  • Da mụn, da đang bị tổn thương: Nên chọn mặt nạ có tính năng kháng khuẩn và hỗ trợ làm dịu da nhẹ nhàng. Niacinamide, tinh chất tràm trà, chiết xuất rau má hoặc BHA nồng độ thấp sẽ cải thiện tình trạng mụn mà không gây kích ứng thêm. Hạn chế dùng mặt nạ có kết cấu dày hoặc chứa nhiều dưỡng chất đặc, vì có thể khiến tình trạng mụn nặng hơn.

  • Da thường, da khỏe mạnh: Nếu bạn có làn da cân bằng, không quá dầu hay khô, bạn có thể linh hoạt chọn mặt nạ theo nhu cầu. Ví dụ như dưỡng sáng (vitamin C), chống lão hóa (peptide, collagen), hoặc cấp ẩm duy trì độ đàn hồi (chiết xuất trái cây, HA).

Nhìn chung, hãy đọc kỹ bảng thành phần và lắng nghe phản ứng của da sau mỗi lần đắp mặt nạ giấy. 

 

Đắp mặt nạ giấy xong có cần rửa mặt không?

Bật mí cách chọn mặt nạ giấy an toàn theo từng loại da

 

Cách chăm sóc da đúng chuẩn trước và sau khi đắp mặt nạ giấy

Đắp mặt nạ giấy đúng cách phụ thuộc rất nhiều vào quy trình chăm sóc da trước và sau khi dùng. Nếu thực hiện đúng, bạn sẽ giúp làn da hấp thụ dưỡng chất tốt hơn và duy trì hiệu quả lâu dài.

Làm sạch bằng sữa rửa mặt lành tính trước khi đắp

Trước khi đắp mặt nạ giấy, bạn nhất định phải làm sạch da kỹ càng bằng sữa rửa mặt. Tuy rằng đây là bước cơ bản nhưng lại rất dễ bị bỏ qua hoặc làm sơ sài. 

Nếu da chưa sạch, bụi bẩn và dầu thừa còn sót lại sẽ khiến dưỡng chất từ mặt nạ không thể thấm sâu. Hoặc thậm chí có thể gây bít tắc lỗ chân lông và khiến các loại mụn trên mặt sinh sôi.

Nếu vừa trang điểm hoặc dùng kem chống nắng, đừng quên tẩy trang trước đó. Hãy làm sạch bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa cồn hay chất tẩy rửa mạnh, đặc biệt nếu có da nhạy cảm. 

Nếu bạn vẫn đang chưa tìm được sản phẩm phù hợp thì có thể tham khảo bộ đôi nhà Natonic:

  • Sữa rửa mặt Sầu riêng: Chiết xuất từ phần thịt trắng quả sầu riêng chứa hoạt chất Flavonoids, Phenolic chống viêm tự nhiên. Không chỉ loại bỏ tạp chất một cách nhẹ nhàng, sữa rửa mặt này còn ngăn ngừa tình trạng mụn.

  • Sữa rửa mặt Gấc tươi: Nổi bật với thành phần chiết xuất từ quả gấc tươi giàu dưỡng chất làm sáng da, gồm Lycopen, Beta-carotene, Curcumin, Vitamin C. Hơn nữa, sản phẩm cũng có đầy đủ hoạt chất dưỡng ẩm tự nhiên, không làm da căng tức sau khi rửa mặt.

 

Đắp mặt nạ giấy xong có cần rửa mặt không?

Sữa rửa mặt Sầu riêng, Gấc tươi Natonic lành tính với mọi loại da

 

Các bước skincare đúng cách sau khi đắp mặt nạ

Sau khi đắp mặt nạ, nhiều người thường bỏ qua các bước chăm sóc tiếp theo vì nghĩ tinh chất đã đủ. Tuy nhiên, việc hoàn thiện chu trình dưỡng da sau khi đắp mặt nạ là cần thiết để giữ da căng mịn lâu dài.

  • Đầu tiên, bạn vỗ nhẹ hoặc massage da mặt nhẹ nhàng để giúp tinh chất còn lại thẩm thấu sâu hơn.

  • Nếu thấy lớp tinh chất quá nhiều, gây bết dính, bạn có thể dùng bông tẩy trang thấm nhẹ hoặc rửa lại với nước sạch.

  • Tiếp theo là bước dưỡng ẩm bằng kem hoặc gel như thường lệ, giúp “khóa lại” lớp tinh chất trên da suốt đêm.

  • Nếu đắp mặt nạ vào ban ngày, đừng quên kem chống nắng trước khi ra ngoài nhé. Vì da mặt sau khi được cấp ẩm thường nhạy cảm hơn dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời.

Những sai lầm cần tránh khi đắp mặt nạ giấy

Dù là bước chăm sóc da quen thuộc, nhưng nhiều người vẫn mắc phải những sai lầm khiến mặt nạ giấy mất đi hiệu quả:

  • Đắp quá lâu (trên 30 phút): Khi mặt nạ khô đi, nó sẽ hút ngược độ ẩm từ da, khiến da càng khô hơn.

  • Không rửa mặt hoặc làm sạch da trước khi đắp: Việc này tưởng chừng như không ảnh hưởng nhiều, nhưng lại khiến bụi bẩn cản trở tinh chất thẩm thấu, dễ gây mụn.

  • Không khóa ẩm sau khi đắp: Da không được dưỡng ẩm sau khi dùng mặt nạ sẽ nhanh chóng mất độ ẩm vừa được cung cấp, khiến hiệu quả không kéo dài.

  • Sử dụng mặt nạ giấy không phù hợp với loại da: Chọn mặt nạ giấy theo xu hướng, bất chấp không hợp có thể dẫn đến vấn đề kích ứng, nổi mụn.

  • Dùng mặt nạ mỗi ngày mà không quan sát tình trạng da: Đắp mặt nạ giấy quá thường xuyên có thể khiến da bị “bội thực dưỡng chất” và trở nên nhạy cảm hơn.

 

Đắp mặt nạ giấy xong có cần rửa mặt không?

Sai lầm thường gặp khi sử dụng mặt nạ giấy dưỡng ẩm

 

Giải đáp các thắc mắc thường gặp khi đắp mặt nạ

Đắp mặt nạ là bước chăm sóc da được nhiều nàng yêu thích, nhưng cũng kéo theo không ít băn khoăn trong khi dùng. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến nhất và lời giải đáp rõ ràng giúp bạn chăm da đúng cách hơn.

Mặt còn ẩm sau khi đắp mặt nạ giấy có cần rửa không?

Nếu sau khi đắp mặt nạ giấy mà da vẫn còn nhiều tinh chất ướt dính, bạn KHÔNG NHẤT THIẾT phải rửa mặt lại ngay. Thay vào đó, hãy vỗ nhẹ hoặc massage nhẹ nhàng để tinh chất thấm sâu vào da.

Còn nếu bạn cảm thấy da quá nhờn, bí bách, hoặc lớp tinh chất quá dày, thì có thể rửa lại bằng nước sạch (không dùng sữa rửa mặt). Khi đã cảm giác thấy da dễ chịu và thông thoáng hơn, hãy tiếp tục các bước dưỡng da thông thường.

Đắp mặt nạ thạch xong có cần rửa mặt lại không?

Mặt nạ thạch thường chứa lượng dưỡng chất dồi dào và kết cấu đặc hơn mặt nạ giấy. Sau khi đắp, bạn nên rửa mặt lại bằng nước sạch để loại bỏ lớp tinh chất thừa, tránh gây bí da hoặc dính rít. 

Tuy nhiên, vẫn có loại mặt nạ thạch mỏng nhẹ giống gel, thì không cần phải rửa mặt sau khi đắp. Thay vào đó, bạn chỉ việc dùng bông tẩy trang thấm nước lau nhẹ, hoặc vỗ đều cho thấm dưỡng chất.

 

Đắp mặt nạ giấy xong có cần rửa mặt không?

Giải đáp đắp mặt nạ thạch xong có cần rửa mặt lại không?

 

Có thể tái sử dụng lại mặt nạ giấy đã đắp không?

Câu trả lời là KHÔNG NÊN, vì mặt nạ giấy chỉ nên dùng một lần duy nhất. Bởi lẽ sau khi đắp lên da, mặt nạ đã tiếp xúc với bụi bẩn, dầu nhờn và vi khuẩn. Việc tái sử dụng có thể khiến da bị kích ứng, nổi mụn và không đảm bảo vệ sinh. 

Với lượng tinh chất còn dư, bạn có thể tận dụng bôi lên cổ, tay hoặc chân, chứ không đắp lại mặt nạ đã dùng.

Đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt bằng sữa rửa mặt không?

Thông thường, bạn KHÔNG CẦN DÙNG sữa rửa mặt sau khi đắp mặt nạ, nhất là với mặt nạ giấy hoặc dạng gel, vì sẽ rửa trôi đi tinh chất dưỡng da. 

Còn nếu bạn đắp mặt nạ dạng đất sét, mặt nạ thạch, hoặc cảm thấy da quá bết dính, thì có thể rửa lại bằng nước sạch. Bạn chỉ thực sự dùng sữa rửa mặt nếu sản phẩm yêu cầu hoặc da quá nhạy cảm với tinh chất mặt nạ còn lại.

Có thể đắp 2 loại mặt nạ liên tiếp không?

Đắp 2 loại mặt nạ liên tiếp CÓ THỂ thực hiện nhưng cần có trình tự hợp lý và không nên làm thường xuyên. Chẳng hạn như bạn có thể đắp mặt nạ đất sét để làm sạch sâu trước, sau đó dùng mặt nạ giấy để cấp ẩm và phục hồi. 

Tuy nhiên, da cần có thời gian nghỉ giữa 2 bước và bạn nên quan sát phản ứng của da. Nếu da quá nhạy cảm hoặc đang kích ứng, tốt nhất chỉ nên đắp 1 loại mặt nạ/lần để tránh gây tổn thương.

 

Đắp mặt nạ giấy xong có cần rửa mặt không?

Đắp 2 loại mặt nạ liên tiếp có gây hại cho da không?

 

Như vậy, bài viết đã giúp bạn làm rõ vấn đề đắp mặt nạ giấy xong có cần rửa mặt không. Bên cạnh đó, Natonic cũng chia sẻ thông tin về cách chăm sóc da đúng chuẩn trước và sau khi đắp mặt nạ.

Để tránh gây bí da và có được hiệu quả dưỡng da như mong muốn, hãy dùng sữa rửa mặt thiên nhiên lành tính. Và chú ý rửa mặt lại sau khi đắp mặt nạ nếu thấy da nhờn rít, dư thừa tinh chất quá nhiều.

>> Bài viết cùng chủ đề: 10 cách làm bột đậu đỏ đắp mặt giúp sáng da tự nhiên

Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận