
DEET LÀ GÌ? XỊT MUỖI CHỨA DEET AN TOÀN CHO TRẺ EM KHÔNG?
- Người viết: Mai lúc
- Thói quen đọc bảng thành phần
DEET là chất hóa học phổ biến ở các sản phẩm thuốc xịt côn trùng. Mặc dù được biết đến với công dụng đuổi muỗi, DEET vẫn khiến nhiều phụ huynh nghi vấn về độ an toàn khi dùng cho con.
Bài viết này sẽ giải thích chi tiết về DEET là chất gì và cũng như làm rõ vấn đề sử dụng cho trẻ em. Cùng đón xem nhé!
Tìm hiểu thông tin về DEET (Diethyltoluamide)
DEET (viết tắt cho Diethyltoluamide) là chất gì và có ứng dụng như thế nào? Để hiểu rõ về chất này, hãy cùng Natonic tìm hiểu thông tin bên dưới đây nhé!
DEET (Diethyltoluamide) là chất gì?
DEET có tên gọi đầy đủ là N,N-diethyl-m-toluamide, được sử dụng rộng rãi trong thuốc đuổi côn trùng. Vào năm 1957, Diethyltoluamide (hay DEET) được người dân Hoa Kỳ đăng ký lần đầu tiên để sử dụng.
Diethyltoluamide là chất lỏng có mùi, không màu và hoạt động như một chất đuổi côn trùng (muỗi, bọ ve). Do đó, chúng thường dùng để bảo vệ con người khỏi bệnh truyền nhiễm do muỗi cắn, như sốt rét, virus Zika, virus Tây sông Nile. Hoặc phòng các bệnh Lyme, sốt đốm Rocky Mountain gây bởi do bọ ve.
Giải đáp DEET là chất gì và cấu trúc hóa học?
Ứng dụng của DEET trong sản phẩm đuổi côn trùng
Năm 1946, Diethyltoluamide được Quân đội Hoa Kỳ nghiên cứu làm thành phần hoạt tính trong sản phẩm đuổi côn trùng. Cho đến năm 1957, chất này đã được công chúng Hoa Kỳ đăng ký sử dụng rộng rãi.
Hiện nay, sản phẩm chứa DEET ngày càng phổ biến, được sản xuất ở nhiều dạng như thuốc xịt, kết hợp kem dưỡng da, chất lỏng. Một số nhà sản xuất đã phát triển công thức kết hợp DEET trong kem chống nắng hoặc xà phòng đuổi côn trùng.
>> Xem thêm: Propylene Glycol là gì? Có tác dụng gì trong mỹ phẩm?
Nồng độ DEET an toàn trong sản phẩm chống muỗi
Bộ Y tế Việt Nam cho phép lưu hành sản phẩm đuổi muỗi có nồng độ DEET dao động từ 10 - 30%. Nếu sử dụng cho trẻ em, phụ huynh cần chú ý đến độ tuổi để chọn hàm lượng phù hợp. Cụ thể, trẻ từ 2 - 12 tuổi chỉ nên dùng thuốc xịt côn trùng có nồng độ DEET dưới 10%.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm thời gian bảo vệ của thuốc theo từng hàm lượng DEET.
Với nồng độ DEET là 30%: phát huy tốt hiệu quả trong 6 tiếng.
Với nồng độ DEET là 15%: phát huy tốt hiệu quả trong 5 tiếng.
Với nồng độ DEET là 10%: phát huy tốt hiệu quả trong 3 tiếng.
Với nồng độ DEET là 5%: phát huy tốt hiệu quả trong 2 tiếng.
Thông tin về thời gian bảo vệ trên sẽ giúp bạn chọn sản phẩm phù hợp khi ở ngoài trời. Nếu có dự định chơi ngoài trời trong thời gian ngắn, hãy dùng thuốc đuổi muỗi có nồng độ DEET thấp.
DEET là chất gì và nồng độ an toàn trong thuốc chống muỗi?
Phụ huynh nên chọn mua sản phẩm chứa DEET được Bộ Y tế cấp phép trên thị trường. Vì những loại này đều đã được kiểm duyệt liều lượng an toàn và rõ ràng về thành phần hoạt chất.
Trẻ em tiếp xúc Diethyltoluamide có độc không? Tiềm ẩn nguy hiểm gì?
Khi dùng sản phẩm chứa DEET cho con, nhiều cha mẹ còn băn khoăn về độ an toàn. Với thắc mắc “Diethyltoluamide có độc không?”, câu trả lời là CÓ, nhưng sẽ không có nguy hại gì nếu đúng nồng độ cho phép.
Trái lại, nếu trẻ dùng thuốc đuổi muỗi chứa hàm lượng DEET vượt mức thì có thể gặp phải tác dụng phụ sau.
Nguy cơ khiến cơ thể trẻ em bị phơi nhiễm hóa chất
Da trẻ em còn nhạy cảm nên khi sử dụng thuốc bôi/ xịt đuổi muỗi thì cần chú ý đến vết thương hở. Vì vùng da này rất dễ bị tổn thương, tăng nguy cơ bị phơi nhiễm hóa chất ở trẻ.
Đã từng có báo cáo ghi nhận về triệu chứng nhiễm độc DEET ở trẻ nhỏ, chủ yếu là các bé dưới 8 tuổi. Cụ thể, con sẽ cảm thấy đau đầu, khó thở, lên cơn động kinh và co giật. Đây là những biểu hiện của nhiễm độc hóa chất DEET trong sản phẩm đuổi côn trùng.
Cơ thể trẻ em bị phơi nhiễm hóa chất do tiếp xúc với DEET
Nguy cơ gây tổn thương hệ hô hấp của con
Hệ hô hấp của các bé còn nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương do chất hóa chất. DEET trong thuốc xịt chống muỗi cũng không phải ngoại lệ, khi có thể xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ.
Nguy cơ gây viêm da dị ứng ở trẻ em
Khi bôi thuốc đuổi muỗi chứa DEET cho con, nguy cơ da bị kích ứng khiến nhiều cha mẹ phải lo lắng. Tình trạng này đi kèm các phản ứng như da bỏng rát, tấy đỏ, thậm chí là nổi mụn nước li ti, sưng mủ.
Không chỉ trẻ em, người lớn bị viêm da cơ địa cũng có thể bị dị ứng khi tiếp xúc với DEET. Trong trường hợp bị nhẹ, vết thương thường chỉ bị ngứa, sưng đỏ và để lại thâm sẹo. Còn trường hợp nặng thì vùng da kích ứng dễ bị tổn thương nghiêm trọng, gây nhiễm trùng, lở loét.
DEET là chất gì, có tiềm ẩn nguy hại nào không?
Dùng thuốc đuổi muỗi chứa DEET cho bé cần lưu ý gì?
Như vậy, bạn đã biết thêm thông tin về DEET là chất gì và có nguy cơ gây hại gì cho trẻ em. Với những tác hại tiềm ẩn của DEET, phụ huynh hãy lưu ý các vấn đề sau để yên tâm sử dụng sản phẩm chống muỗi cho con:
Luôn kiểm tra nồng độ DEET trên bao bì thuốc bôi/ xịt đuổi côn trùng, mức an toàn là 10% - 30%. Nếu vượt ngưỡng mức được Bộ Y tế cấp phép thì người dùng rất dễ bị nhiễm độc DEET.
Hạn chế sử dụng kem chống nắng có chứa DEET cho trẻ em. Vì sản phẩm được bôi thường xuyên trên da và điều này làm tăng nguy cơ nhiễm độc hóa chất.
Khi xịt thuốc đuổi muỗi chứa DEET, cha mẹ cần chú ý tránh xịt khu vực gần bé. Do hóa chất này có thể lẫn trong không khí, đi vào đường hô hấp còn non nớt của con. Không nên lạm dụng việc xịt thuốc chứa DEET, vì dễ gây tổn thương hệ hô hấp ở trẻ em.
Tránh để sản phẩm đuổi côn trùng chứa DEET tiếp xúc trực tiếp với vùng da hở của bé. Cụ thể là vùng da mặt, các vết thương hở, bị trầy xước để hạn chế nguy cơ phơi nhiễm hóa chất.
Tuyệt đối không bôi hoặc xịt trực tiếp thuốc sản phẩm chứa DEET lên bàn tay trẻ nhỏ. Vì các bé có thói quen ngậm tay hoặc dụi lên mắt, mà hành động này dễ gây tổn thương bởi hóa chất.
Nếu mẹ muốn xịt thuốc đuổi muỗi lên quần áo, hãy xịt trước khi con mặc khoảng chừng 30 phút. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên xịt thuốc chứa DEET khi không có trẻ ở gần, để tránh con hít phải.
Khi dùng sản phẩm chứa DEET cho trẻ em, việc làm sạch hóa chất là rất quan trọng. Cha mẹ cần tắm rửa sạch sẽ cho con, đồng thời giặt kỹ quần áo để hóa chất không bám lại trên cơ thể.
Ưu tiên sử dụng thuốc đuổi muỗi chứa hợp chất DEET có nồng độ thấp cho trẻ em. Nếu con ở ngoài trời không quá lâu thì nồng độ DEET thấp vẫn đủ để bảo vệ trẻ.
DEET là chất gì, cần lưu ý gì khi trẻ em tiếp xúc?
Nồng độ DEET trong các loại thuốc bôi/ xịt đuổi muỗi được Bộ Y tế cấp phép là 10% - 30%. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần chú ý đến hàm lượng hóa chất phù hợp theo độ tuổi của bé.
Trẻ dưới 3 tháng tuổi tuyệt đối không tiếp xúc với sản phẩm chứa DEET, bất kể là nồng độ bao nhiêu.
Trẻ em từ 2 tháng đến 2 tuổi dùng sản phẩm chứa DEET có hàm lượng dưới 10%. Tần suất sử dụng an toàn cho bé là 1 lần/ ngày, chỉ khi thực sự cần thiết.
Trẻ em từ 2 - 12 tuổi dùng được sản phẩm chứa DEET có nồng độ dưới 10%. Tần suất sử dụng an toàn cho trẻ là 3 lần/ ngày.
Các thành phần thiên nhiên chống muỗi an toàn thay thế DEET
Bạn lo lắng hóa chất DEET có khả năng gây hại cho trẻ và đang tìm kiếm thành phần thay thế? Có một số loại tinh dầu tự nhiên vẫn đạt hiệu quả đuổi muỗi rất tốt, trong khi vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé. Chẳng hạn như:
Tinh dầu sả chanh chứa Citral và Geraniol chiếm đến 80% có đặc tính kháng khuẩn. Kết hợp cùng với mùi hương sả chanh đặc trưng sẽ giúp xua đuổi các loại côn trùng (muỗi, bọ ve, ruồi…).
Tinh dầu khuynh diệp chứa hoạt chất kháng khuẩn Eucalyptol, với hàm lượng đến 60%. Thêm vào đó, mùi hương đặc trưng cũng là “khắc tinh” của muỗi và các loại côn trùng khác.
Hoạt chất PMD có nguồn gốc từ thiên nhiên, được tạo ra khi chưng cất tinh dầu bạch đàn chanh. So với DEET, chất PMD được công nhận về tác dụng đuổi muỗi vượt trội hơn hẳn. Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ đã kiểm nghiệm hiệu quả và ghi nhận không có tác dụng phụ.
Các loại tinh dầu đuổi muỗi thiên nhiên khác được chiết xuất từ sả, bạc hà, bạch đàn chanh, dầu tràm…
Thành phần thiên nhiên nào thay thế DEET để chống muỗi an toàn?
Lăn đuổi muỗi Bạch đàn chanh Natonic lành tính, không chứa DEET
Như đã đề cập ở trên, hoạt chất PMD là “ứng cử viên” đáng tin cậy để thay thế DEET. Hướng đến mục đích bảo vệ sức khỏe trẻ em, Natonic đã chọn PMD làm thành phần chống muỗi của Lăn Bạch đàn chanh.
Sản phẩm không chứa DEET, đồng thời sở hữu bảng thành phần 100% thiên nhiên bao gồm:
Hoạt chất (Citrodiol) PMD được chiết xuất nguyên chất từ cây bạch đàn chanh, đảm bảo lành tính cho trẻ em. Đây là thành phần chủ chốt trong việc hạn chế muỗi đến gần bé, giảm nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết. Không chỉ chống muỗi vượt trội hơn DEET, PMD còn được kiểm nghiệm không có tác dụng phụ.
Tinh dầu sả chanh và bạch đàn chanh tăng cường khả năng xua đuổi muỗi cho hoạt chất PMD. Hương thơm thanh mát, nhẹ nhàng cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn so với sản phẩm chứa DEET.
Dầu dừa Bến Tre tách lạnh chứa vitamin E nên da trẻ sẽ được cấp ẩm đầy đủ. Ngoài ra, dầu dừa còn hoạt động như chất trung gian pha loãng tinh dầu sả chanh và tinh dầu bạch đàn chanh. Khác với sản phẩm công nghiệp là dùng cồn, cách này mặc dù tiết kiệm chi phí nhưng lại dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ.
Lăn chống muỗi Bạch đàn chanh Natonic an toàn sử dụng cho trẻ em và phụ nữ mang thai.
Lăn đuổi muỗi Bạch đàn chanh Natonic nói không với DEET
Tóm lại, bài viết đã giải thích chi tiết DEET là chất gì và ứng dụng trong các sản phẩm đuổi côn trùng. Hóa chất này tuy rằng được lưu hành rộng rãi với công dụng chống muỗi. Nhưng DEET vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe trẻ em.
Các bác sĩ khoa nhi khuyến nghị phụ huynh vẫn nên ưu tiên dùng nguyên liệu thiên nhiên để đuổi muỗi cho con. Lăn Bạch đàn chanh Natonic là sản phẩm lý tưởng, vừa lành tính vừa chống muỗi hiệu quả. Với thành phần 100% thiên nhiên và KHÔNG chứa DEET, cha mẹ có thể cân nhắc dùng cho bé nhé!