CÙNG TẠO THÓI QUEN ĐỌC BẢNG THÀNH PHẦN (P8)
- Người viết: Natonic Vietnam lúc
- Thói quen đọc bảng thành phần
Bạn có biết trong dầu gội và sữa tắm công nghiệp có chứa rất nhiều hóa chất độc hại cho sức khỏe? Chúng hấp thụ qua da dần dần ngày này qua tháng nọ, gây độc đến cơ quan nội tạng, đột biến gen gây ung thư, ảnh hưởng hệ thống miễn dịch. Mỗi ngày bạn đều tắm ít nhất một lần, nghĩa là tới năm 30 tuổi bạn đã có gần 11.000 lần tích tụ độc chất vào cơ thể!
Ở phần 3, chúng mình đã liệt kê một số thành phần trong dầu gội có tác hại nguy hiểm đến sức khỏe con người, chúng cũng có mặt trong sữa tắm nữa: Cocamidea DEA, Sodium Lauryl Sufate (SLS), Sodium Laureth Sulfate (SLES). Bạn có thể đọc lại bài viết ở đây
https://www.facebook.com/natonicvietnam/posts/2043878452433868
Sự độc hại và nguy hiểm của parabens thì đã quá nổi tiếng rồi, rất nhiều thương hiệu đã dán nhãn “non-parabens”, “parabens-free”, “không chứa parabens” nhằm xoa dịu người tiêu dùng. Vì vậy, kỳ này Natonic chia sẻ về những hóa chất bảo quản công nghiệp được cho phép sử dụng thay thế parabens, nhưng đáng buồn thay, chúng cũng độc hại không kém! Bạn cần hết sức lưu ý và nhớ đọc kỹ bảng thành phần trước khi quyết định mua để bảo vệ sức khỏe bản thân nhé.
DMDM HYDANTOIN
Chất này được tạo ra từ công nghệ dầu mỏ và được sử dụng như một hoạt chất chống đông thường sử dụng trong hệ thống làm mát của xe hơi. DMDM Hydantoin là một chất bảo quản ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật, được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc da và tóc. Nó được xem là chất bảo quản được cho phép sử dụng thay thế cho parabens, với nồng độ khoảng 0,2-0,6%.
Tuy nhiên, nguy hiểm không kém parabens, DMDM Hydantoin lại là một “formaldehyde releaser”, nghĩa là trong một số điều kiện sử dụng, chất này sẽ GIẢI PHÓNG FORMALDEHYDE - một chất gây UNG THƯ đã quá quen mặt rồi![1][2] Ngoài ra, hóa chất này có thể gây viêm da, trầm cảm, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, mất ngủ... Nếu tiếp xúc DMDM Hydantoin thường xuyên trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng hen suyễn, tim đập nhanh, kích ứng đường hô hấp...
Vì Formaldehyde là một thành phần độc hại gây ung thư quá “nổi tiếng”, nên chắc chắn bạn sẽ không bao giờ tìm thấy cái tên này trong bảng thành phần của bất cứ sản phẩm nào cả, tuy nhiên không có nghĩa bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi chất độc nguy hiểm này đâu nhé, hãy thử tìm DMDM Hydantoin trong các sản phẩm bạn đang sử dụng xem sao!
METHYLISOTHIAZOLINONE (MIT) & METHYLCHLOROISOTHIAZOLINONE (CMIT)
Đây là hai hóa chất bảo quản phổ biến này được tìm thấy trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân dạng lỏng, chúng thậm chí có mặt trong cả sản phẩm dành cho trẻ em, đã được chứng minh là có độc tính đối với phổi khi hít phải [3], phản ứng dị ứng và khả năng gây nhiễm độc thần kinh [4].
Trong thí nghiệm, chuột tiếp xúc với MIT nồng độ cao (trên 50%) cho thấy một loạt các triệu chứng, bao gồm cả tăng trọng cơ thể đáng kể và chết. Khám nghiệm tử thi cho thấy cái chết là do phổi bị đỏ và ruột bị sưng.
Methylisothiazolinone (MIT) và Methylchloroisothiazolinone (CMIT) cũng là hai trong số các chất gây dị ứng tiếp xúc phổ biến nhất được tìm thấy trong các sản phẩm mỹ phẩm.[5] Hiệp hội Viêm da tiếp xúc Mỹ (American Contact Dermatitis Society) thậm chí đã “vinh danh” MIT là “Chất gây dị ứng của năm” vào năm 2013.[6][7] Ủy ban Châu Âu, cùng với Hiệp hội Viêm da tiếp xúc Châu Âu (European Society of Contact Dermatitis), đã có khuyến cáo rằng MIT không được sử dụng trong các sản phẩm ngoài da.[8]
Nếu bạn thấy nhãn sản phẩm nào đó quảng cáo rằng “không chứa parabens”, hãy thử tìm xem sản phẩm đó sử dụng chất bảo quản nào để thay thế? Liệu có phải Methylisothiazolinone (MIT) hoặc Methylchloroisothiazolinone (CMIT) hay tệ hơn là DMDM Hydantoin hay không!?
TO BE CONTINUED
#natonicvietnam #healthcare #healthylife #healthylifestyle #healthiswealth #naturallybeautiful #letscheckingredientlist
Nguồn:
[1]https://www.cancer.org/.../cancer.../formaldehyde.html...
[2]https://www.byrdie.com/toxic-beauty-ingredients-4782646
[3]Rohm & Haas (2002). Acute Inhalation toxicity study in rate (methylisothiazolinone 53.52% active ingredient). Rohm & Haas Chemicals, LLC Report, 06R-1002.
[4]Burnett, C. L., Bergfeld, W. F., Belsito, D. V., Klaassen, C. D., Marks, J. G., Shank, R. C., … & Andersen, F. A. (2010). Final report of the safety assessment of methylisothiazolinone. International journal of toxicology, 29(4 suppl), 187S-213S.
[5]Lundov, M. D., Krongaard, T., Menné, T. L., & Johansen, J. D. (2011). Methylisothiazolinone contact allergy: a review. British Journal of Dermatology, 165(6), 1178-1182.
[6]Castanedo-Tardana, M.P., & Zug, K.A. (2013). Methylisothiazolinone. Dermatitis, 24(1), 2-6.
[7]Cosmetic Ingredient Review Expert Panel (1992). Final Report on the Safety Assessment of Methylisothiazolinone and Methylchloroisothiazolinone. Journal of the American College of Toxicology, 11(1).
[8]Cosmetics Europe: the personal care association. Recommendation. Brussels, 12 December 2013.