CÙNG TẠO THÓI QUEN ĐỌC BẢNG THÀNH PHẦN (P.9)

CÙNG TẠO THÓI QUEN ĐỌC BẢNG THÀNH PHẦN (P.9)

TRIETHANOLAMINE (TEA)

💔Nếu bạn thấy bảng thành phần mỹ phẩm nào đó có chứa “TEA”, đừng tưởng rằng đó là Trà Xanh nha. Cũng giống như “Trà Xanh” trong chuyện tình cảm, TEA trong mỹ phẩm cũng ghê gớm không kém!

📖TEA là từ viết tắt của Triethanolamine, một hóa chất rất phổ biến trong mỹ phẩm và công nghiệp xây dựng, dệt may.

🏭Trong công nghiệp, Triethanolamine (TEA) được sử dụng làm chất phụ gia trong quá trình nghiền xi măng để ngăn cản sự vón cục và dùng làm chất tẩy trắng, chất phụ trợ cho thuốc nhuộm trong ngành dệt may.[1]

💄Trong mỹ phẩm, TEA là thành phần có mặt trong rất nhiều loại sản phẩm như dầu gội, sữa tắm, kem dưỡng da, sáp tẩy trang, kem chống nắng, mascara...

💞Triethanolamine (TEA) được dùng để điều chỉnh độ pH tăng lên, có cơ chế hoạt động như một chất nhũ hóa, giúp các thành phần có trong hỗn hợp trộn lẫn vào nhau dễ dàng và tạo cấu trúc đồng nhất, đẹp mắt. Vì vậy TEA rất phổ biến, được nhiều nhà sản xuất mỹ phẩm sử dụng để làm cho sản phẩm có kết cấu mịn, đẹp, hấp dẫn người tiêu dùng.

❌Thế nhưng, Triethanolamine (TEA) được khuyến cáo là không được tiếp xúc lâu với da và cần phải rửa thật sạch, do TEA được xem là một hóa chất tương đối nguy hiểm. Nếu dùng sản phẩm có chứa thành phần này quá thường xuyên và không được rửa kỹ, sẽ gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và hệ hô hấp.[2]

⚠️Triethanolamine (TEA) có thể gây mẩn đỏ, dị ứng, ngứa mắt, chảy nước mắt, làm cho tóc khô, ngứa da đầu và gãy rụng tóc. Nếu sử dụng lâu ngày, hóa chất này có thể làm da đầu bị khô, đóng vảy, dễ bong tróc hoặc phồng rộp, ngứa ngáy và nóng rát rất khó chịu.

⛔Một số nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng khi sử dụng liều cao nhất Triethanolamine (TEA) trên động vật có thể gây ra ung thư gan, bàng quang và tinh hoàn.[3]

Nếu bạn không muốn “Trà Xanh” xuất hiện trong chuyện tình cảm của mình, Na tin rằng bạn cũng sẽ không muốn mỹ phẩm của mình có chứa “TEA” đâu nhỉ 😉

 

Nguồn:

[1]https://bavutex.baria-vungtau.gov.vn/.../triethanolamine...

[2]Cosmetic, Toiletry and Fragrance Association (CTFA). (May 6, 1981). Submission of data by CTFA. (2-5-19). Cosmetic Ingredient Chemical Description on Triethanolamine.

[3]Yoichi Konishi, Ayumi Denda, Kazuhiko Uchida, Yohko Emi, Hitoshi Ura, Yoshihiko Yokose, Kazumi Shiraiwa, Masahiro Tsutsumi. Chronic toxicity carcinogenicity studies of Triethanolamine in B6C3F1 mice, Fundamental and Applied Toxicology, Volume 18, Issue 1, 1992.

← Bài trước Bài sau →